Hoa Tương Tư – tập truyện thơ Hồng Thủy

…Bản chất nhân hậu, tinh tế và, ý nhị nên, văn chương của Hồng Thủy, cũng vậy….” (Du Tử Lê viết tháng 9, 2016)

“…Tùy bút ngắn Hồng Thủy như gương mặt một giai nhân sáng láng, không điểm trang, long lanh như hạt suơng tụ trên cành lá xanh. Và là những đóa hoa lạ, hương sắc thoang thoảng trong tự nhiên, từ trái tim người, không bướm lượn….” (Hà Thượng Nhân viết năm 2010)

Hoa Tương Tư (tái bản lần 1)
Tập truyên thơ Hồng Thủy
Xuất bản: Kỷ Nguyên Mới
Liên lạc: tvhongthuy@gmail.com

*

Tiểu Sử (sơ lược) HỒNG THỦY
Viết văn từ 1958, bút hiệu Mộng Huyền, báo Ngôn Luận và Tiếng Chuông.
Chủ biên Đặc San Trưng Vương vùng Hoa Thịnh Đốn
Phụ trách mục Cánh Nhạn Miền Đông, nguyệt san Phụ Nữ Cali (1991-2001)
Chủ Biên đặc san và tuyển tập Văn Bút Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VBVĐBHK) 
Chủ Bút nguyệt san Kỷ Nguyên Mới.
Phó Chủ Tịch Nội Vụ Văn Bút VN Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (2014-2018) 
Chủ Tịch Văn Bút VN Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (2018-2023)

Tác Phẩm đã xuất bản, 2 tập truyện thơ:
            Những Cánh Hoa Dại Màu Vàng 
           Hoa Tương Tư

Hồng Thủy

****************************************************************************************************

Một kỷ niệm kinh hoàng với ca sĩ Mai Hương

Tôi yêu tiếng hát Mai Hương từ thời mới lớn. Tiếng hát cao vút và trong như pha lê. Lúc đó tuy chưa quen Mai Hương vậy mà tôi đã cảm thấy rất gần gũi với Mai Hương. Tôi không hề có cảm giác xa cách giữa một thính giả và một ca sĩ nhà nghề. Tiếng hát Mai Hương, dáng dấp Mai Hương, với tôi thân quen như một người bạn. Một người bạn quen biết rất lâu với nhiều tình cảm đậm đà quý mến. Có lẽ tại vì chúng tôi cùng tuổi với nhau. Có lẽ tại vì Mai Hương lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi đứng trên sân khấu, trông Mai Hương cũng đơn sơ giản dị như nột cô nữ sinh trên sân khấu nhà trường. Mai Hương không điệu đà, không làm dáng, không tỏ ra mình là ca sĩ nổi tiếng. Tôi thích cái vẻ e lệ dịu dàng của Mai Hương, và nụ cười với chiếc răng khểnh duyên ơi là duyên.

Bây giờ tôi xin vào đề câu chuyện kinh hoàng của hai chúng tôi. Tôi lập gia đình rất sớm nên phải theo ông chồng nhà binh di chuyển đi các nơi. Tôi phải rời xa Sài Gòn một thời gian khá dài. Tôi rất buồn vì nhớ bạn bè, nhớ cái không khí văn nghệ của Sài Gòn. Nhớ những khuôn mặt, những giọng hát của các ca sĩ mà tôi yêu mến.

Năm 1971, nhà tôi được thuyên chuyển về lại Sài Gòn. Tôi mừng rỡ quá vì sẽ được gặp lại bao nhiêu là người thân. Tôi về trước lo sửa sang nhà cửa, luôn tiện đưa con gái út (cháu Uyển Diễm vừa tròn 5 tuổi) về Sài Gòn để người bạn thân của chúng tôi, anh nha sĩ Cân chữa răng cho cháu.

Về tới Sài Gòn được hai hôm thì nhóm bạn thân rủ tôi đi phòng trà Tự Do nghe nhạc. Các bạn quảng cáo là có Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Anh Tú và ban nhạc Blue Jet. Đặc biệt có cả Mai Hương nữa (Mai Hương rất khi ít khi hát ở phòng trà). Nghe nói vậy là tôi đồng ý đi liền dù phải mang theo cả cháu Uyển Diễm vì cháu không chịu rời mẹ.

Nhóm bạn tôi có cả thảy 16 người. Chúng tôi chọn một dãy ghế dài ngay trước sân khấu. Chương trình ca nhạc hôm đó mở đầu với những bài hát thật hay, tôi ngồi ngây người ra nghe. Sau Tuấn Ngọc là Mai Hương. Tôi đang say sưa uống từng lời ca của Mai Hương qua nhạc phẩm “Love Story” lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy thì cháu gái kêu lạnh. Tôi bế cháu lên lòng và ôm chặt cho cháu đỡ lạnh vì cháu mặc váy ngắn mà phòng trà họ để máy lạnh hơi nhiều. Bỗng nhiên một tiếng nổ long trời lở đất. Tôi tưởng như mình đang nằm mơ.

Bụi tro màu xám lẫn trong khói bay mù mịt trước mặt. Mai Hương nằm té xỉu ngay trên sân khấu. Tiếng người la hét, rồi người ta chen chúc nhau để thoát ra ngoài. Mùi thuốc nổ khét lẹt xung quanh. Tôi ngồi bất động bàng hoàng như không tin ở mắt mình với những cảnh vật kinh hoàng trước mặt. Ba người bạn trong nhóm của tôi nằm chết dưới sàn ngay cạnh chỗ tôi.

Anh nha sĩ Cân chưa kịp chữa răng cho cháu Uyển Diễm thì đã ra người thiên cổ. Xác anh chị Sang nằm sóng sượt bất động. Đầu anh Sang gối lên chiếc giày màu bạc óng ánh của tôi. Chị Cân bị thương mất một con mắt và vỡ một bên quai hàm máu ra đầy khắp mặt. Anh Hiệp cũng trong nhóm tôi bị sức ép của mìn nổ làm một bên lỗ tai bị rỉ máu. Chi Mô bị thương nhẹ ở chân. Xác chết nằm la liệt dưới sàn. Sợ hãi làm tôi cảm thấy toàn thân lạnh run như người lên cơn sốt rét.

Cháu Uyển Diễm khóc òa lên vì sợ. Tôi ôm con trong tay, lấy hết sức bình sinh rút chân ra khỏi chiếc giày mà ông bạn thân của tôi đang nằm gối đầu yên nghỉ giấc ngàn thu.

Tôi tưởng như mình đi không vững. Tôi cố lết ra khỏi phòng trà. Gần cửa ra vào chiếc màn nhung màu đỏ thắm vẫn còn đang cháy. Bên trong và bên ngoài phòng trà tiếng la hét, tiếng còi xe chữa lửa, xe cứu thương, tiếng người khóc, tiếng người gọi nhau và những ngọn lửa còn âm ỉ cháy bên cạnh những đám khói mờ mịt tạo thành một cảnh tượng hãi hùng náo loạn.

Người bạn đi cùng chở tôi về nhà. Bước qua chiếc gương của cái tủ đứng trong phòng ngủ tôi hết hồn sững lại. Trong gương là hình ảnh người đàn bà mặt mũi, tóc tai, quần áo, đều màu xám. Bụi tro của mìn claymore, phủ kín người tôi từ đầu tới chân khiến mái tóc đen và chiếc áo đầm hàng ren đen bóng của tôi cũng biến thành mầu xám tro. Một chiếc bông tai của tôi văng đi hồi nào, chỉ còn lại chiếc kia toòng teng lủng lẳng bên tai trái trông thật khôi hài.

Tôi bỏ cả giầy, quên cả bóp để lại phòng trà. Như một phép lạ, hai mẹ con tôi không hề hấn một chút nào. Sau khi tắm rửa thay quần áo, hai mẹ con tôi chui vào chăn nằm ôm nhau, lúc đó tôi mới bắt đầu khóc. Khóc vì sợ, khóc vì nghĩ đến những người bạn mà mới buổi chiều tối chúng tôi còn ngồi ăn uống vui vẻ với nhau. Sau đó kéo nhau đi phòng trà nghe nhạc. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau tất cả đã biến đổi hoàn toàn. Tôi sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy những người bạn thân yêu đó nữa.’

Rồi còn những người bạn bị thương. Chị Cân mà tôi vẫn thân mật gọi tên chị là Mỹ, mới mấy tiếng đồng hồ trước đây chị là người đàn bà hạnh phúc nhất đời. Chị có đầy đủ điều kiện mà mọi người đều mơ ước: sắc đẹp, danh vọng, tiền và tình yêu nồng thắm của anh Cân. Bây giờ chị là người bất hạnh nhất. Chồng chết và khuôn mặt xinh đẹp của chị đã bị tàn phá bởi những mảnh mìn độc ác. Chưa kể những đau đớn về thể xác mà chị phải chịu trong thời kỳ dưỡng thương.

Rồi còn Mai Hương, người ca sĩ mà tôi rất yêu mến, đang nằm sóng soài trên sân khấu, không biết tình mạng sẽ ra sao. Rồi Khánh Ly và gia đình anh em Tuấn Ngọc. Rồi còn bao nhiêu khán thính giả của phòng trà Tự Do có mặt đêm nay nữa. Bao nhiêu gia đình mất đi những người thân yêu. Bao nhiêu người sẽ biến thành người tàn tật?

Hôm sau tôi đi đến nhà xác thăm những người bạn vừa mới ra đi tức tưởi đêm hôm trước. Cảnh tượng ở đây còn làm tôi kinh khiếp hơn. Xác người nằm la liệt. Không hiểu vì không đủ chỗ trong phòng lạnh để chứa xác chết hay sao mà người ta để người chết nằm cả xuống sàn, ra cả ngoài hàng hiên. Mỗi xác người được đặt cạnh một cây nước đá thật lớn (qúy vị còn nhớ loại nước đá thật to ở Sài Gòn ngày xưa chứ?). Nghe nói số người chết lên đến hơn 60 người và số bị thương gần 200 người.

Rời nhà xác tôi vừa đi vừa khóc như một người điên. Tôi chạy qua nhà thương thăm Mỹ. Chị nằm đó với lớp băng trắng quấn che gần hết khuôn mặt. Nước mắt tôi lại chảy. Tôi nhìn bạn lòng xót xa vô cùng. Không biết Mỹ đã biết tin người chồng thân yêu, ông anh ruột và bà chị dâu đã vĩnh biệt Mỹ rồi không? Nước mắt tôi cứ tuôn trào như một dòng suối nhỏ không sao ngăn lại được.

Về đến nhà thì hai mắt tôi sưng húp như hai quả bàng nhỏ. Tôi vớ tờ báo đọc vội vàng, sau khi biết tin Mai Hương và các ca sĩ không ai bị thương nặng hay chết cả, tôi mới vui được một chút. Tôi định giấu nhẹm không cho chồng tôi biết vụ tôi đi nghe nhạc ở phòng trà buổi tối, mà dám cả gan mang cả con gái mới 5 tuổi đi theo. Nhưng báo chí đã loan tin tùm lum hết, chẳng biết ở đâu mà họ mò ra cả tên tuổi của tôi. Cho nên chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, tôi đã bị ông chồng từ Vũng Tàu gọi về “ca cải lương” cho tôi nghe mệt nghỉ.

Tôi bị chồng la là phải, nghĩ lại tôi mới thấy tôi liều. Ham nghe Mai Hương, Tuấn Ngọc, Khánh Ly quá (lúc đó Khánh Hà, Anh Tú còn quá trẻ nên chưa nổi tiếng mấy) đến nỗi mang cả con bé đi theo. Nghĩ lại tôi thấy mình quá may mắn. Nếu hôm đó cháu Uyển Diễm không mặc váy ngắn, không bị lạnh, và tôi không vừa bế cháu vào lòng, ôm chặt cho nó đỡ lạnh. Nếu cháu vẫn ngồi trên ghế một mình, thì sức nổ mạnh của trái mìn claymore chắc chắn đã làm cháu chết hoặc bị thương rồi. Và như vậy tôi sẽ phải ân hận suốt đời.

Mai Hương và tôi có duyên nợ với nhau, nên từ ngày lưu lạc qua đất Mỹ, hai chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ và trở nên thân thiết. Sau này nhắc lại vụ nổ ở phòng trà Tự Do, hỏi thăm Mai Hương tôi mới biết, tối hôm đó Mai Hương đã bị cái bóng đèn trên trần sân khấu rơi trúng đầu, làm cháy một ít lông mi ở bên mắt trái và bị thương nhẹ ở khóe mắt. Có thể vì sợ quá nên Mai Hương ngất đi một lúc. Tỉnh dậy Mai Hương nghe tiếng Khánh Ly gọi ầm ĩ: “Chị Mai Hương đâu, chi Mai hương có sao không?”

Phòng trà vẫn tối mờ mờ vì hệ thống điện bị hư nhiều chỗ, nên Khánh Ly không nhìn thấy Mai Hương nằm xỉu trên sân khấu. Mai Hương tỉnh dậy thì anh Dục chồng Mai Hương cũng vừa đi tới. Áo chemise của anh ướt đẫm máu làm Mai Hương lo sợ tưởng anh bị thương. Anh cho biết đó là máu của người ngồi bên cạnh bị thương bắn vào áo anh. Anh Dục dìu Mai Hương ra về.

Trên đường ra cửa, Mai Hương thấy xác của nữ tài tử Thúy Ngọc- vợ của nhạc sĩ Lê Văn Thiện – nằm sóng xoài. Ba người cháu của Mai Hương từ Nha Trang vào chơi, đi nghe nhạc cũng bị thương nhẹ. Ra tới ngoài đường, anh Dục và Mai Hương hốt hoảng khi nhìn thấy cái mui vải của chiếc xe hơi La Đà Lạt của hai vợ chồng đang bốc cháy, vì anh Dục đậu ngay góc đường gần sát phòng trà.

Có một điều cho đến bây giờ Mai Hương vẫn không hiểu được là tại sao hôm đó trong ví của Mai Hương lại có mảnh vỡ của đáy ly rượu nằm gọn bên trong, dù cái ví vẫn đóng kín. Ở đời có rất nhiều điều không thể hiểu và không cắt nghĩa được. Chẳng hạn như cả nhóm bạn chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, cùng một giẫy ghế. Vậy mà kẻ sống, người chết, kẻ bị thương, người bình yên vô sự. Có phải Thượng Đế đã dành sẵn cho mỗi người một số mệnh rồi không?

Những người chết chưa chắc đã xui xẻo, bởi vì họ chết thật nhanh, không cảm thấy đau đớn. Chết trong lúc đang thưởng thức những giòng nhạc thật hay cũng sướng lắm chứ. Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết ông Bộ trưởng Quốc phòng McNamara của Mỹ, vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác.


Sau vụ nổ ở phòng trà Tự Do, tôi đã tự nhủ lòng: Ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng trong cuộc đời, bởi vậy hãy sửa soạn sẵn sàng. Cố gắng làm những điều lành, điều tốt, để bất cứ lúc nào Thượng Đế gọi là thơ thới ra đi. Không có gì phải ân hận hay lo sợ.

Tôi và Mai Hương thường nói đùa với nhau “mạng chúng mình lớn lắm, mìn claymore mà còn phải né cơ mà”.

Hồng Thủy

Chú thích của Diễn Đàn:

(1) Nữ diễn viên Thúy Ngọc bị tử thương trong vụ nổ này là phu nhân nhạc sĩ Lê Văn Thiện, còn có tên là Marie Paul; vai diễn cuối cùng của Thúy Ngọc là vai Thu Hồng trong phim “Trần Thị Diễm Châu”.

(2) Tác giả Hồng Thủy viết “Sau này tôi nghe nói Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do chủ tâm để giết ông Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara của Mỹ vì tưởng tối hôm đó ông ta sẽ đến thăm phòng trà Tự Do. Không ngờ phút chót ông ta đổi ý, lại đi một nơi khác”.

Tin đồn này thiếu chính xác, bởi ông Robert McNamara chỉ giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng cho tới năm 1968.

Ông từng bị Việt Cộng âm mưu ám sát nhưng sự việc xảy ra năm 1963. Đó là vụ tên đặc Nguyễn Văn Trổi đặt mìn ở Cầu Công Lý nơi xe chở ông McNamara từ Tân Sơn Nhất sẽ đi ngang qua để vào Sài Gòn. Sự việc bị bại lộ khi Nguyễn Văn Trổi bị bắt trước khi ông McNamara tới Sài Gòn.

Một đồng nghiệp của chúng tôi, nhà báo Nguyễn Toàn (Sydney) suy diễn vụ Việt Cộng đặt mìn ở phòng trà Tự Do như sau:

“Tôi còn nhớ năm 1971, khoảng tháng 10 sẽ có cuộc bầu cử Tổng Thống VNCH. Do đó ban tổ chức Bầu cử Trung Ương ở Sàigon đã lấy một ngôi nhà nằm ở góc Tự Do – Thái lập Thành, trước mặt là nhà hàng Brodard, bên hông đối diện với phòng trà Tự Do làm Văn phòng của Ban Bầu cử Trung ương, VC đặt Bom ở phòng trà Tự Do để lấy tiếng vang, gây xáo trộn trước ngày bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.”

(3) Trong lĩnh vực vũ trường, Mai Hương chỉ ký một giao kèo duy nhất dài 6 tháng với vũ trường Tự Do vào năm 1970 qua lời mời của Khánh Ly, lúc đó phụ trách chương trình cho vũ trường này. Đêm cuối cùng trước khi mãn hạn giao kèo thì vũ trường Tự Do bị nổ vì bọn Việt cộng, trong khi Mai Hương đang trình bày nhạc phẩm Love story. Và sau đó Mai Hương không bao giờ dám bước lên các phòng trà hoặc vũ trường.

*****************************************************************************************************

THƠ HỒNG THỦY PHỔ NHẠC (do các nhạc sĩ Nhật Bằng, Nguyễn Ánh 9, Từ Công Phụng, Vĩnh Điện, Nguyễn Tuấn, Văn Sơn Trường & Phạm Anh Dũng):

(ĐỂ XEM VIDEO NHẠC: CLICK VÀO KHUNG DƯỚI ĐÂY)

*******************************************************************************************************

Thơ Hồng Thủy phổ nhạc

văn thi sĩ Hồng Thủy

Em Và Nỗi Nhớ Khôn Nguôi (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9)
Cám ơn Anh (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9)
Xuân Viễn Xứ (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9)
Hoa Vàng Năm Ấy (thơ Hồng Thủy, nhạc Từ Công Phụng)
Tình Tuyệt Vọng (thơ Hồng Thủy, nhạc Nhật Bằng)
Mộng Trưng Vương (thơ Hồng Thủy, nhạc Phạm Anh Dũng)
Tiếc Cho Một Cuộc Tình (thơ Hồng Thủy, nhạc Văn Sơn Trường)
Mỗi Độ Xuân Về (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Tuấn)
Về Lại Chốn Xưa (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện)
Yêu Mãi Ngàn Năm (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện)
Ảo Mộng (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện)
Ngắm Thu DC, Nhớ Thu Hà Nội (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện)

Em Và Nỗi Nhớ Khôn Nguôi (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9) Hiếu Thuận hát
Xuân Viễn Xứ ((thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9) Diệu Hiền hát, Nguyễn Ánh 8 hòa âm
Cám ơn Anh ((thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Ánh 9) Hồng Tước hát
Hoa Vàng Năm Ấy (thơ Hồng Thủy, nhạc Từ Công Phụng) Đèo Văn Sách hát, Hoàng Cung Fa hòa âm, Hoàng Khai Nhan thực hiện video
Tình Tuyệt Vọng (thơ Hồng Thủy, nhạc Nhật Bằng) Hoàng Cung Fa trình bày
Mộng Trưng Vương (thơ Hồng Thủy, nhạc Phạm Anh Dũng) Diệu Hiền hát, Phạm Huy Chương thực hiện video
Tiếc Cho Một Cuộc Tình (thơ Hồng Thủy, nhạc Văn Sơn Trường) Phương Anh hát, Phạm Huy Chương thực hiện video
5. Mỗi Độ Xuân Về (thơ Hồng Thủy, nhạc Nguyễn Tuấn) Diệu Hiền hát, Nguyên Ánh 9 hòa âm
6. Về Lại Chốn Xưa (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện) Như Hương hát
8 Yêu Mãi Ngàn Năm (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện) Đông Nguyên hát
Mộng Ảo (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện) Nguyễn Anh Huy hòa âm
Ngắm Thu DC, Nhớ Thu Hà Nội (thơ Hồng Thủy, nhạc Vĩnh Điện) Như Hương hát, Nguyên Ngô hòa âm

Hai Kỷ Niệm với họa sĩ Thanh Trí (1939-2023)

Nhận được tin họa sĩ Thanh Trí (1939-2023) vừa qua đời 

Xin kính chia buồn cùng tang gia và mong linh hồn chị chóng về cõi Vĩnh Hằng 

Xem chi tiết và tranh Thanh Trí: 

http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thanhtri

********************

HAI KỶ NIỆM VỚI HỌA SĨ THANH TRÍ 

Tôi chưa có dịp gặp chị Thanh Trí và chị cũng không có viết cho tôi nhiều 

Có 2 lần tôi nhớ vì chị gửi tranh cho xem sau khi nghe nhạc tôi gửi

Lần thứ nhất chị gửi tranh Quỳnh Nương khi nghe Dạ Quỳnh Hương do Trần Thái Hòa hát 

Có lẽ chị vẽ sau khi nghe nhạc?

Quynh Nuong.jpg

*

Lần thứ hai chị gửi tranh Tình Mẫu Tử đã vẽ từ trước sau khi nghe Diệu Hiền hát Mẹ Và Con Suốt Đời 

(email còn giữ dưới đây) 

Phạm Anh Dũng
https://phamanhdung.wordpress.com/

———- Forwarded message ———
From: ThanhTri Nguyen <thanhtrin@>
Date: Sun, Sep 20, 2020 at 8:08 PM
Subject: Re: Mẹ Với Con Suốt Đời (Uyễn Diễm) Diệu Hiền
To: Pha.m Anh Du~ng <phamanhdung1@>

Kinh anh Phan Anh Dung 

Thành tri  xin cảm ơn anh Đã cho biết  hòm nay sinh nhất chị  Bích Huyên

Thành tri  được nghe bài Hát của Uyên Diêm tang mẹ thật cảm động 

Bài hát quá hay ,hình ảnh mẹ con qua dễ thương sắc màu tươi thắm 
Thành tri xin chúc chị Bích Huyền  an. Vui  hạnh phúc cùng con cháu 

Kinh men 

Thanh Trí 

Tình Mẫu Tử 

tinhmautu.jpg

PHIM: Blue Bayou (Justin Chon) / NHẠC: Ngỡ (Phạm Anh Dũng-Sóng Việt Đàm Giang)

PHIM: Blue Bayou (Justin Chon) / NHẠC: Ngỡ (Phạm Anh Dũng-Sóng Việt Đàm Giang)

Thưa quý vị

Khoảng năm 2020, tôi có được một nhà sản xuất phim liên lạc qua hội VAALA (Vietnamese American Arts and Letters Association). Họ tìm chọn 1 bài hát tiếng Việt cho phim sẽ có tên Blue Bayou, lúc đó đang quay. Phim này ngoài các tài tử Đại Hàn, Hoa Kỳ… có Linh Dan Pham là 1 diễn viên điện ảnh gốc Việt, nổi tiếng với phim Indochine 1992 từng đoạt giải Oscar.
Tôi gửi cho họ vài bản, mỗi bản tôi viết theo 1 kiểu như nhạc Tiền Chiến, Blues, Dân Ca, Bán Cổ Điển… và họ chọn bài Ngỡ tôi phổ thơ thi sĩ Sóng Việt Đàm Giang, nhạc “phổ thông”, và tôi đã có thu thanh do Khánh Duy hát. Người đạo diễn phim là Justin Chon (đã từng đoạt khá nhiều giải thưởng điện ảnh trong phim Gook 2017) rất thích bài hát và hỏi phép cho được sử dụng. Tôi và DS Đàm Giang, có ký giấy ưng thuận.

Chuyện lúc đó là như vậy thôi và rồi tôi không biết tin tức gì cả.
Sáng hôm nay, nhớ lại và google thấy như sau

Danh sách các nhạc phẩm trong phim Blue Bayou có 4 nhạc phẩm tiếng Việt và 1 bài của Phạm Anh Dũng-Sóng Việt Đàm Giang (Ngỡ):
https://www.imdb.com/title/tt11121664/soundtrack

Blue Bayou lại là một phim có vẻ hay đã từng được giới thiệu ở Cannes Film Festival ngày July 13, 2021 và đã bắt đầu chiếu ở Hoa Kỳ ngày September 17, 2021, by Focus Features:
https://en.wikipedia.org/wiki/Blue_Bayou_(film)#:~:text=Blue%20Bayou%20is%20a%202021,Curtis%2DHall%20and%20Emory%20Cohen.

Official trailer của Blue Bayou:
https://www.youtube.com/watch?v=Jh59H_d19Kg

Chỗ bán phim ở Amazon dot com:
https://www.amazon.com/Blue-Bayou-DVD-Justin-Chon/dp/B09FZ7CTYS

Vài dòng để giới thiệu cùng quý vị tìm xem Blue Bayou có vẻ đáng xem và để nghe… Ngỡ
(Tôi cũng đang đặt mua phim)

Ngày 28 tháng Giêng 2023
Phạm Anh Dũng
https://phamanhdung.wordpress.com/

Nghe nhạc Lê Trọng Nguyễn

NS Lê Trọng Nguyễn 

*

Mời nghe nhạc, nhân ngày 9 tháng Giêng là kỷ niệm Lê Trọng Nguyễn qua đời (năm 2004)

Sao Đêm  (Lê Trọng Nguyễn) Lệ Thu hát:
https://www.youtube.com/watch?v=VC85tu079Lw

Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn) Mai Hương & Phạm Anh Dũng song ca, Trần Quốc Toản hòa âm:
https://www.youtube.com/watch?v=y4N0kaLqLRk&feature=youtu.be

Cát Biển  (Lê Trọng Nguyễn) Quang Tuấn hát:
https://www.youtube.com/watch?v=AcEqUkB4arE

Bến Giang Đầu (Lê Trọng Nguyễn) Phương Thảo hát, Phú Hùng hòa âm:
https://www.youtube.com/watch?v=U6B1RnORWq0&feature=youtu.be

Bài Luân Vũ Chậm Trong Đêm (Lê Trọng Nguyễn) Thanh Trang hát và hòa âm:
http://cothommagazine.com/nhac/BaiLuanVuChamTrongDem-LTN-TT.mp3

Lá Rơi Bên Thềm (Lê Trọng Nguyễn & Nguyễn Hiền) Kim Tước hát:
https://www.youtube.com/watch?v=7syS2ymIu1o&feature=youtu.be

Chiều Bên Giáo Đường (nhạc Lê Trọng Nguyễn ) Hà Thanh hát:
https://www.youtube.com/watch?v=_Yb_XguMHDA&feature=youtu.be

Rượu Hồng Đào Chưa Nhấm Đà Say

*

Y HỌC VÀ VĂN NGHÊ #120

Rượu Hồng Đào Chưa Nhấm Đà Say

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say

Người Quảng Nam được biết đến nhiều với lời khó xóa được “Quảng Nam hay cãi” nhưng câu ca dao trên nổi tiếng từ lâu với một điều khó có thể “cãi”: Quảng Nam nổi tiếng về rượu hồng đào.

Tuy nhiên,  khi đọc câu ca dao, là người ta liên tưởng ngay đến hai câu hỏi: có loại đất nào không mưa mà đã thấm và có rượu nào không uống mà lại say . 

Ý nghĩa câu thứ nhất “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm” chắc bắt nguồn từ chính cái tên Quảng Nam, vùng đất thuộc châu Ô, châu Rý (còn gọi là châu Lý) do vua Chàm Chế Mân cống hiến cho vua Trần Anh Tông để cầu hôn Huyền Trân Công Chúa. Khi vua Chàm qua đời Công Chúa Huyền Trân được tướng Trần Khắc Chung đón về lại đất Việt và do đó không bị hỏa thiêu cùng chồng.

Sau đó vua Lê Thánh Tôn đặt tên vùng đất này là Quảng Nam với ý nghĩa Quảng là mở ra và Nam là phía Nam: mở ra về phía Nam. Nhà vua, cũng là thi sĩ Hồng Đức, muốn người Việt tiến về phương Nam để mở mang đất nước. Do đó  theo Nguyên Ngọc viết trong quyển Tìm Hiểu Con Người Xứ Quảng, người Quảng Nam “nhạy cảm với cái mới, khao khát cái mới như đất hạn khát mưa, háo hức hút ngay từ giọt nước đầu tiên. Thậm chí khi chưa thật sự có giọt nước nào, chưa thật sự mưa đã náo nức hóng về mưa, cảm nhận ra nó rất sớm, chờ đón nó nồng nhiệt”.

Câu thứ hai “Rượu hồng đào chưa uống đà say” là câu còn có ý tả tình… yêu, diễn tả một sự yêu thương đến say đắm mà không cần đến rượu.

Trước hết người ta hay viết là “đã say” là chuyện say trong quá khứ,  nhưng hay hơn phải viết là “đà say”vì nghe có vẻ như đến hiện tại người vẫn còn …ngây ngất.

Rượu hồng đào, đọc lên nghe thơm ngọt như là môi má hồng của một người đàn bà đẹp như hoa đào. Nghe đã thấy dễ… yêu. Chắc hẳn hồng đào phải là rượu màu hồng, đẹp và ngon. 

Qua internet, trên thị trường (trong nước) thấy quảng cáo nhiều chỗ bán rượu hồng đào.

Rồi có các nguồn gốc, cách làm rượu hồng đào khác nhau. Có người tả rượu hồng đào được ngâm từ rượu ủ với trái đào tiên, có màu hồng tươi rất đẹp. Có người khác viết rượu hồng đào  là rượu đế trắng có dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu cho có màu hồng.


Nhưng cũng có người cho rượu hồng đào chỉ là loại rượu … tưởng tượng như là lá diêu bông của thi sĩ Hoàng Cầm, nghĩa là không có thực. Và bất cứ chai rượu nào có bọc giấy bóng hồng hay đỏ, thắt nơ hồng hay đỏ cũng coi như rượu hồng đào được.

Thôi  ta cứ coi như loại rượu chuyên dùng cho những đám cưới, rượu hợp cẩn nghĩa là rượu uống trong đêm động phòng sau lễ cưới.

Bây giờ nói chuyện không uống rượu mà say nhé. Thực tế cũng có chuyện không uống rượu mà say rượu, chuyện khó tin nhưng có thật.

Tiến sĩ Barbara Cordell (Dean of Nursing and Health Sciences Pancola College) và Bác sĩ Justin McCathy (Gastroenterologlist, Covenant Health) vài tháng trước trên báo International Journal of Clinical Medicine vừa trình bày một trường hợp bệnh lý như sau.

Bệnh nhân là một đàn ông 61 tuổi được nhập vào một bệnh viện ở Texas vì quá say rượu mà không có  uống một giọt rượu nào cả. Lượng rượu trong máu Blood Alcohol Concentration BAC là 371 mg/dl hay .37% tức là hơn gấp 3 lần mức độ của người coi như bị ngộ độc vì rượu (alcoholic intoxication). Bệnh sử cho thấy trong 5 năm vừa qua, ông ta cứ bị say rượu đều đều, mà theo ông và vợ ông, ông không hề uống rượu.

Bệnh nhân nhập viện, đồ đạc mang theo được khám kỹ và không có ai được vào thăm. Trong 24 giờ quan sát, BAC được đo mỗi 2 giờ và khoảng sau 20 giờ lại lên đến 120 mg/dl tức là .12%. Phân (stool) được cấy và kết quả có một loại nấm tên là Saccharomyces carevisiae (brewer’s yeast) mọc lên. Được biết loại nấm này có thể làm lên men (fermentation) chất bột (carbohydrate) thành rượu. Bác sĩ cho là bệnh nhân có nấm này trong ruột và nấm đã làm lên men đồ ăn có chất bột để thành rượu và cuối cùng rượu thẩm thấu (absorbed) vào máu.

Bệnh nhân sau đó được chữa với thuốc trị nấm gồm fluconazole và nystatin trong nhiều tuần lễ. BAC được thử 4 lần trong 1 ngày trong nhiều ngày và luôn luôn là zero.  Bệnh nhân đã được theo dõi trong vòng một năm rồi và không bị “bệnh” trở lại.

Thật ra y khoa đã có vài trường hợp được tường trình trong quá khứ tương tự như vậy, bắt đầu từ 2 trường hợp xảy ra ở Nhật Bản khoảng thập niên 1970.

Cuối cùng để kết thúc là một bài thơ ngắn, không biết tác giả là ai, nhặt được từ “net”. Bài thơ viết về rượu không uống cũng say và nhờ đọc nên biết được lý do thường xảy ra hơn, tại sao say mà không uống rượu:

Có rượu không uống mà say
Hồn nay bay bổng vì ngây ngất tình
Môi em đỏ, má em xinh
Lòng người say đắm yêu… mình là anh


BS Phạm Anh Dũng, ABFP
Santa Maria, California USA
Tháng 12 Năm 2014

TÌNH KHÚC Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn

  1. Ta Tiếc Thiên Đàng Mới Lập Xong (thơ Du Tử Lê, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Lệ Thu hát
  2. Lệ Hoa (thơ Phan Xuân Hiệp, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Nhật Trường hát
  3. Đã Một Lần tức Cổ Tích Tôi (thơ Định Nguyên, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm
  4. Tóc Mây (thơ Sóng Việt Đàm Giang, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Quang Minh hát, Quang Đạt hòa âm
  5. Tiễn Anh (thơ Trần Đức Tường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Trung Tín hát
  6. Đường Chim Khuya (nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn, lời Phạm Quỳ) Thái Hòa hát, video Nguyễn Bá Trạc
  7. Buổi Chiều Nhớ (thơ Như Thưòng, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm, Trần Tấn Phát video
  8. Bà Rịa Tình Ta (thơ Vĩnh Ninh, nhạc Mạc Vũ – Phạm Gia Cổn) Ngọc Thúy hát
  9. CD Hẹn Ước-11 Tình Ca Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn ***phổ thơ :Định Nguyên – Phan Xuân Hiệp – Như Thường – TSN Ngọc Diệp – Long Ân – Sương Mai – Trần Đức Tường – Lan Đàm – Amy Hồ ***Hoà âm: Vũ Thế Dũng *** Ca sĩ : Tâm Thư – Khánh Vy – Quang Châu – Trung Hiếu – Cẩm Vân)
Ta Tiếc Thiên Đàng Mới Lập Xong (thơ Du Tử Lê, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Lệ Thu hát
Lệ Hoa (thơ Phan Xuân Hiệp, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Nhật Trường hát
Đã Một Lần tức Cổ Tích Tôi (thơ Định Nguyên-, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm
Tóc Mây (thơ Sóng Việt Đàm Giang, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Quang Minh hát, Quang Đạt hòa âm
Tiễn Anh (thơ Trần Đức Tường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Trung Tín hát
Đường Chim Khuya (nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn, lời Phạm Quỳ) Thái Hòa hát, video Nguyễn Bá Trạc
Buổi Chiều Nhớ (thơ Như Thường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm, Trần Tấn Phát video
CD Hẹn Ước-11 Tình Ca Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn ***phổ thơ :Định Nguyên – Phan Xuân Hiệp – Như Thường – TSN Ngọc Diệp – Long Ân – Sương Mai – Trần Đức Tường – Lan Đàm – Amy Hồ ***Hoà âm: Vũ Thế Dũng *** Ca sĩ : Tâm Thư – Khánh Vy – Quang Châu – Trung Hiếu – Cẩm Vân)

THẾ SỰ THĂNG TRẦM / Trần Bảo Anh

THẾ SỰ THĂNG TRẦM

hồi ký, tác giả: Trần Bảo Anh

Copyright 2022 Tuongvi Tran

in tại Saigon Graphics (Canada)

ISBN: 979-8-218-6471-6

*

LIÊN LẠC:

Trần Bảo Anh saigon2878@gmail.com

*

*

NHẬT KÝ CỦA MỘT NỮ HỘ SINH

Bác sĩ Trần Mộng Lâm

Chiến tranh Việt Nam 1954-1975, dù gọi tên là gì chăng nữa, Nội Chiến,
Chiến Tranh Xâm Lăng, Chiến Tranh Ủy Nhiệm, Chiến Tranh vì lý tưởng,
vì chủ nghĩa….thì chẳng qua, đối với nhiều người, đó chỉ là một cơn bão
tố, làm chết người, lôi cuốn ra biển khơi những nạn nhân vô tội, làm tan
vỡ những giấc mộng, những mảnh đời một cách rất tức tưởi. Thế là có
những éo le trong cuộc sống, luật sư đi làm bếp, làm nhà hàng, bác sỹ đi
làm bố thắng, giáo sư chạy taxi…v.v…. Mấy ai trở lại được với những giấc
mộng mà mình nuôi dưỡng, và tâm tình những người bất đắc chí đó, nào
ai hay??.

Sau 75, nhiều hồi ký đã xuất hiện. Có những người trong quân đội nói về
các trận đánh, có những cựu học sinh nói về mái trường của mình, có Chu
Văn An, có Petrus ký, có Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm, có Y Khoa,
có Dược Khoa, nhưng có một cái trường mà thú thật, đây là lần đầu tiên
tôi được thấy, tôi được đọc …, đó là trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia . Mọi
người ít để ý, vì trường này tương đối nhỏ, chỉ thâu nhận có khoảng 50
học sinh mỗi năm. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên, vì người Việt Nam
không phải là ít, mấy chục triệu . Tại sao sự đào tạo các nữ hộ sinh ít thế,
có đủ cung ứng cho nhu cầu không, và khoảng trống giao cho ai ??? hay
ở các tỉnh nhỏ, tại các nơi hẻo lánh, thì đàn bà “đi biển một mình” . Nhưng
thôi, tạm gác lại câu hỏi đó để đọc lại cuốn hồi ký mới xuất hiện năm
2022.

Tôi vừa nhận được từ tác giả cuốn sách đó. Cuốn sách mang tên Thế Sự
Thăng Trầm. Tác Giả là Trần Bảo Anh. Thoạt nhìn tên, người ta nghĩ rằng
tác giả phải là một người đàn ông đã chín chắn, đã có một kinh nghiệm
nào đó với cuộc đời, bởi đã dám đề cập tới thế sự. Bởi những lẽ đó, khi
đọc xong, ngạc nhiên được biết tác giả là một phụ nữ, một cựu học sinh
của trường Nữ Hộ Sinh. Thế sự thì nhiều vô kể, nhiều mặt, nhiều lãnh
vực. Thế nhưng thế sự quan trọng nhất đối với một con người là thế sự
liên quan đến họ và sau đó mới tới thế hệ của họ, nói chung. Vì thế, cuốn
Thế Sự Thăng Trầm làm tôi có cảm giác đây là hai cuốn sách ghép lại với
nhau. Cuốn thứ nhất liên quan đến vận mệnh của một người nữ hộ sinh,
học và ra trường, hành nghề tai Miền Nam trong các thập niên 60.70, trước
và sau khi Sài Gòn xụp đổ. Cuốn thứ hai liên quan đến Miền Nam, đến
những người công chức, quân nhân, đến những mẩu chuyện đời, xưa và
nay đối chiếu. Kể cũng lạ, vì nữ giới ít đề cặp tới đề tài này.

Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia năm cạnh Bảo Sanh Viên Từ Dũ, nơi mà
sau này Việt Cộng đổi tên thành xưởng đẻ Từ Dũ cho xứng với danh
xưng “đỉnh cao nhân trí tuệ” của bọn chúng. Từ bảo sanh viện, ta có thể
đi bộ sang trường này dễ dàng. Hồi đi học, tôi đã có nhiều năm tháng miệt
mài tập sự nơi nhà thương này, nhưng ít để ý tới sự sinh hoạt của các nữ
sinh nơi đây, xem họ sinh hoạt ra sao. Nay mới có dịp đi sâu vào cái “thế
giới đàn bà” đó. Nhờ sự tiết lộ của tác giả, ta biết rằng thời gian huấn
luyên là ba năm sau Tú Tài, bằng thời gian của Võ Bị Đà Lạt nếu tôi không
lầm,( hay có lầm, cũng chút chút thôi).Về ăn ở, sinh hoạt, kỷ luật, thì cũng
như một quân trường, rất nghiêm ngặt, có các huấn luyện viên, gọi là
các “mô”(monitrice) giám sát. Về chuyên môn, thì việc đào tạo và thực
tập không khác trường Y, nhưng hạn chế trong một môi trường giới hạn
hơn. Tác giả đã mô tả một cách rất tỉ mỉ về ngôi trường, các nhân vật nay
đã đi vào dĩ vãng, những ông thầy, những nhân viên, những người gác
gian, tất cả. Có khi dễ thương, có khi khó chịu, nham hiểm, nhưng họ cũng
đã để lại những dấu vết khó quên.

Một năm. Hai năm. Rồi 3 năm, người đọc được tác giả dẫn dắt cho tới khi
ra trường, vào nghề…Thời tác giả lên đến năm cuối cùng, thì cũng là năm
mà giáo sư Trần Anh bị ám sát…nói thế để mọi người hình dung được đó
là thời chiến tranh đang diễn ra tàn bạo tại đất nước mình.
Khuôn khổ của bài viết này không cho phép tôi đi vào chi tiết nhưng
những trang hồi ký thì nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy việc đào tạo các nữ hộ sinh
bài bản đến thế nào. Không bao giờ có chuyện nhờ chuyên tu, nhờ quen
tay mà sống lâu lên lão làng, từ một người học lực lớp ba trở thành nữ hộ
sinh được, trừ bọn Cộng Sản !!!

Ra trường, người sage femme đó ( khi còn được huấn luyện trong trường,
họ được gọi là sage fille), dù đậu cao, tình nguyện đi xuống Miên Tây
phục vụ. Và kỳ lạ thay, bà đã chọn nhiệm sở đầu tiên là Quân Y Viện
Long Xuyên- Phải chăng nghề nhiệp của hai người anh đã ảnh hưởng bà,
nhất là người anh thứ hai, một bác sỹ Thủy Quân Lục Chiến.
Vào thời điểm đó, tôi còn ở trong quân đội, và cũng phục vụ tại Miền Tây,
tỉnh Cần Thơ, cách Long Xuyên không xa. Những gì tác giả nhìn thấy tại
Long Xuyên cũng là những gì tôi nhìn thấy tại Cần Thơ, những thương binh,
những chết chóc, những đổ vỡ, máu và nước mắt,…. và Chiến tranh…Khác
hơn là sau đó tác giả thuyên chuyển về Từ Dũ trong khi tôi ở lại đến ngày định
mệnh.

Rồi ngày 30 tháng tư năm 1975 đến với người dân Miền Nam như một tai
họa trên trời rớt xuống. Tác giả phải miễn cưỡng ở lại với quân thù, phục
vụ trong hàng ngũ họ mấy năm trời, nạn nhân của những cán bộ xuất thân
là các “phu quét đường”. Làm như quét đường mãi thì thành nữ hộ sinh
lãnh đạo, không cần học Anatomie, không cần học Physiologie !!!. Trong
bối cảnh đó, nhờ người anh Thủy Quân Lục Chiến, bà vượt biên và định
cư ỏ Mỹ, đến nay đã được mấy chục năm, dĩ nhiên không trở lại với nghề
nghiệp của mình được, tuy không bao giờ quên được mộng ước của thời
son trẻ, thời của một sage fille.

Thời gian cứ lạnh lùng trôi, Ngày nay bà đã ở vào một giai đoạn “không
phải lo đến cơm áo” nữa nên có cơ hội nhìn lại đời mình, có cơ hội viết
về thế sự thăng trầm. Những gì đọc trong cuốn sách đó là những chuyện
nhiều khi đã biết, nhiều khi chưa, về những người sống tại Miền Nam,
quân , cán, chính…đủ các hạng người.Mẫu số chung của họ là lòng can
đảm, là sự lương thiện. Nhưng ỏ đây có một nhận xét là những người ở
trong quân chủng Thủy Quân Lục Chiến được ưu tiên hơn các người khác.
Những gì đã được viết ra, đáng để tác giả đạt danh hiệu “Người Binh Nhì
Danh Dự của Thủy Quân Lục Chiến”. Dĩ nhiên không thể quên sự uyên
bác của tác giả khi so sánh những nhân vật ngày nay với những nhân vật
của một thời xa xưa, của những truyện Tầu mà chúng ta say mê khi còn
nhỏ.

Mấy chục năm ở Mỹ, nằm nhà Mỹ, ăn cơm Mỹ mà tác giả viết rất ít về
quãng đời sau. Hình như những năm tháng đó đối với tác giả mới là giá
trị, mới là đáng nhớ, tuy nó rất ngắn ngủi.
Tác Giả cho biết khi chấm dứt phần hồi ký : Chỉ tiếc rằng không có cơ
hội làm sage femme trở lại, vì tôi luôn luôn nghĩ rằng ” deliver a baby” là
cả một nghệ thuật. Âu cũng là ý trời…
Vâng, âu cũng là ý trời, cả nước Việt Nam cũng thế.

Viết Ngắn về Dạ Lan, người vừa qua đời 

Viết Ngắn về Dạ Lan, người vừa qua đời  

Tôi quen Dạ Lan từ lâu qua những emails gửi qua lại về âm nhạc 
Và thường Dạ Lan trả lời email ngay, trong vòng 1 vài giờ là cùng 
Tạm gọi  Dạ Lan là “fan” vì  Dạ Lan   thích nghe nhạc của mình 
(email kỷ niệm còn giữ dưới đây là về bài… Dạ Quỳnh Hương) 

Ngày xưa khi còn ở VN vẫn nghe  Dạ Lan phát thanh, nhiều người nghe, qua đài Quân Đội 
Chương trình tên là “Dạ Lan, tiếng nói của người em gái hậu phương”
(muốn nghe lại hay xem hình ảnh Dạ Lan chỉ cần google) 
Chắc nhiều người còn nhớ đó là phương tiện an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ có hiệu quả 

Dạ Lan có cho biết mình là Dạ Lan 2, đang ở Hoa Kỳ. 
Trước đó là Dạ Lan 1 
So sánh thì Dạ Lan 2 thời gian làm việc cho trương trình, tuy sau nhưng là gấp đôi Dạ Lan 1 

Chuyện tôi và  Dạ Lan, chỉ có thỉnh thoảng gửi thư cho nhau chuyện trò về âm nhạc,  thôi 
Vài hôm trước được tin Dạ Lan qua đời 
Tôi có thói quen mỗi khi có ai qua đời thì viết email cuối cùng cho họ 
Nếu không có trả lời thì đành xem như là… vậy 
Tôi viết cho email cho Dạ Lan hôm qua không có trả lời 

Sáng sớm ngủ dậy thấy buồn quá gửi Dạ Lan 1 bài hát tạm biệt 
Mong Dạ Lan ngủ yên  nhé 
Sẽ nhớ Dạ Lan mãi 

Bài Ca Cuối Cùng (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, Max thực hiện b&w video:

Phạm Anh Dũng

(23 tháng 3, 2022)

———- Forwarded message ———
From: Lan Da <>
Date: Sun, Jul 15, 2012 at 7:58 AM
Subject: Re: Mời xem hoa quỳnh đang nở và nghe lại … Dạ Quỳnh Hương
To: Pha.m Anh Du~ng <>

           cam on anh Dung ,
Hoa quynh trang dang no ,dep qua anh Dung oi. !
Da quynh huong …dong nhac van tuyet voi.
       DL