Mùa Thu Qua Ngõ (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Mỹ Ngọc) Thu Hiền hát, Anh Vũ hòa âm
Trong âm nhạc và thi ca, “vườn xưa” là biểu tượng của một kỷ niệm cũ, có thể là là một tình yêu cũ. Nhạc phẩm đang giới thiệu Mùa Thu Qua Ngõ, viết năm 2019, có câu “vườn xưa vẫn mát” Không nhớ câu nguyên thủy Mỹ Ngọc viết ra sao, nhưng tôi đề nghị “vườn xưa vẫn mát”. Ý muốn nói: “tình xưa vẫn còn tha thiết” như là “vườn xưa vẫn mát”.
(lời cho nam ca sĩ)
Mùa thu qua ngõ Lung linh trong nắng Lá chơi vơi buồn Đường xưa im tiếng Cây cao nghiêng bóng Chiếc lá khô vàng Gió xuyên qua cành Bầu trời xanh biếc Ươm kết mây hồng Mùa thu qua ngõ Bước chân vô tình Em dẫm hồn ta
Để bao nhung nhớ Xoáy lóng anh ngẩn ngơ Vườn xưa vẫn mát Ước mơ em trở lại
Này em, tay nắm tay đôi mình sánh vui nhịp bước Tình ta bao tháng năm mong chờ sẽ thôi nhạt phai
Mùa thu qua ngõ Qua ngõ mùa thu!
Mùa Thu Qua Ngõ – Thu Hiền hát – Lê Thanh Hương thực hiện video
*
Mùa Thu Qua Ngõ (karaoke) – Lê Thanh Hương thực hiện video
* Bài Ca Cuối Cùng được viết khoảng cuối năm 2020, khi thảm họa Covid-19 đi qua thế giới. Và “cơn đại hồng thủy” lúc đó đang đến cực điểm, vì rất nhiều bạn bè, người quen, hàng xóm… mất vợ hay mất chồng hay người yêu… Bài hát viết thay cho những người “ở lại” không may mắn, để vĩnh biệt “1/2 kia của mình”.
* Vĩnh Biệt (ảnh đã xin phép trước để trích từ KẻJazz.com)
Bài Ca Cuối Cùng
(nhạc và lời Phạm Anh Dũng)
…viết cho những người đã “mất 1/2 kia của đời mình”…
lời cho cho nữ ca sĩ
Em hát cho anh bài ca cuối cùng Đưa tiễn anh đi về nơi Vĩnh Hằng Trống vắng, bơ vơ, lạnh lẽo dâng tràn! Anh về nơi ấy có nhớ em không? Em nhớ năm xưa chuyện hai chúng mình Hai đứa yêu nhau cùng say đắm tình Em hát cho anh mỗi khi u sầu Còn gì đâu nữa những ngày bên nhau! Tình anh, bao la như biển rộng, bát ngát như núi cao Vắng anh, bóng tối như tràn lan Em không biết làm sao đây anh!! Em hát cho anh bài ca cuối cùng Anh hỡi, anh ơi ngủ ngoan nhé mình! Em sẽ thương anh đến hết đời này Bài ca, nước mắt, thôi đành chia tay!!!
Nhạc sĩ giáo sư Hùng Lân, tên thật là Hoàng Văn Hường, sinh năm 1922 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 anh chị em. Lúc thiếu thời, ông theo học các trường Gendreau, Lasan Puginier và Saint Sulpice ở Hà Nội. Ông bắt đầu chính thức học nhạc đều đặn bắt đầu năm 8 tuổi cho đến năm 22 tuổi, với các linh mục người Pháp P. Depautis và J. Bouis. Từ năm 1944, Hùng Lân là giáo sư âm nhạc cho các trường trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi ở Hà Nội. Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước Việt Nam, nhạc sĩ Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sài Gòn và cũng là Trưởng Ban Phát Thanh Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên Và Thể Thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn. Cùng một lúc ông vẫn bỏ thì giờ ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn năm 1963. Đến năm 1965, ông được bổ nhiệm chức vụ Chủ Sự Phòng Phát Thanh Học Đường, Trung Tâm Học Liệu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn. Sau khi tu nghiệp tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông, từ năm 1971 đến năm 1975 ông Hùng Lân trở lại việc dạy nhạc tại Âm Nhạc Viện Đà Lạt. Sau 1975 và mãi đến khi gần qua đời năm 1986, giáo sư Hùng Lân tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia. Là một nghệ sĩ nhưng cũng là một nhà mô phạm, được mọi người kính mến, giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân có tiếng dạy học tận tâm, đứng đắn nhưng thật ra tính tình ông hòa nhã, vui vẻ. Sự nghiệp về âm nhạc ngoài chuyện dạy nhạc kể trên còn những lãnh vực khác như trình diễn, nghiên cứu, viết sách nhạc và sáng tác nhạc. Hấp thụ kiến thức thần học sở đắc tại Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Hà Nội, nhạc sĩ Hùng Lân là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam. Tính đến năm 1974, Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh đã xuất bản được 16 tuyển tập Thánh Ca của nhiều tác giả. Ngoài ba tập nhạc Thánh Ca có tên Ca Vang Lời Chúa, những sách khác do giáo sư Hùng Lân viết có thể được chia làm hai loại chính, sách nghiên cứu âm nhạc và sách giáo khoa âm nhạc.
Công trình nghiên cứu âm nhạc của nhạc sĩ Hùng Lân đã được ông ghi lại ở những sách ông viết: 1970: Tìm Hiểu Dân Nhạc Việt Nam 1971: Nhạc Ngữ Việt Nam 1972: Tìm Hiểu Dân Ca Việt Nam (giải nhất Biên Khảo Nghệ Thuật) 1973: Vui Ca Lên 1 và 2 1975-1986: Nhạc Lý Tân Biên là Di Cảo của Hùng Lân Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản: 1952: Giáo Khoa Âm Nhạc (giải thưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục) 1960: Nhạc Lý Toàn Thư 1964: Hỏi Và Đáp Nhạc Lý, Nhạc Hòa Âm Và Nhạc Đơn Điệu 1974: Thuật Sáng Tác Ca Khúc, Sư Phạm Âm Nhạc Thực Hành Thêm nữa ông có soạn 100 bài viết cho phong cầm độc tấu hay đệm nhạc.
Riêng về phương diện sáng tác âm nhạc, theo tài liệu của gia đình và các bạn hữu, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản bị thất truyền. Về Thánh Ca, ngoài tác phẩm Ca Vang Lời Chúa 1, 2 và 3, nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh Ứng Tác.
Ông viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài Em Yêu Ai, Thằng Tí Sún, Con Cò, Ông Trăng Thu… Tập nhạc Vui Ca Lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhị Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát Thanh Học Đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn ngày xưạ Nhiều sáng tác Tân Nhạc của Hùng Lân đã sống mãi trong lòng người Việt. Vài bản được ghi lại sau đây, một số bài ghi lại theo ký ức của người viết. Nhạc phẩm Rạng Đông được giải thưởng Sáng Tác của Hội Khuyến Nhạc Hà Nội năm 1943 đã cho thấy ngay từ lúc đầu, khuynh hướng viết nhạc của Hùng Lân là những sáng tác của tuổi trẻ, của sức mạnh: “Anh nghe chăng cung kèn rạng đông Đang uy linh lừng vang trên không Đang thiết tha hùng hồn Khơi chí gan Lạc Hồng Cháy lên nhuộm trên ánh hồng…“
Một bài hát khác cũng được rất nhiều người biết đến và hát là Khỏe Vì Nước: “Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia Đoàn thanh niên ta cố tài ba Tạo nguồn dân sinh mới Hùng mạnh trong năm giới Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam…“
Những trường học nữ sinh thường hát bản Cô Gái Việt, đây cũng là bài nhạc hầu như bao giờ cũng được hát lên trong những ngày hội lễ của phụ nữ, như ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời Dòng máu thiêng còn đượm nồng trong trái tim…”
Hùng Lân viết rất ít nhạc tình cảm ủy mỵ, có vài bài còn lưu truyền đến nay như bài hát Hận Trương Chi: “Thuyền ơi, đêm nay biết trôi về đâu? Dòng sông bao la, nước non xanh xanh một mầu Hoa bèo dạt xuôi hòng đâu lúc về nguồn Én bay đã mỏi cánh hồng…”
Một bài nhạc có lẽ không có ai mà không biết đến là Hè Về, một tuyệt tác trong âm nhạc Việt Nam: “Trời hồng hồng sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song Cành mềm mềm, gió ru êm lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên Đàn nhịp nhàng, hát vang vang, nhạc hòa thơ đón hè sang Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ Hè về gieo ánh tơ..”
Một bài nhạc khác, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, được giải nhất kỳ thi Âm Nhạc Toàn Quốc năm 1944, đã làm dậy lòng ái quốc của giống dân Lạc Hồng: “Việt Nam! Minh Châu Trời Đông Việt Nam! Nước thiêng Tiên Rồng Non sông như gấm hoa uy linh một phương Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời Máu ai còn vương cỏ hoa Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước Hy sinh tâm huyết trong báo đền ơn nước.”
Giáo sư nhạc sĩ Hùng Lân là một nhân tài hiếm có và quý báu của nước Việt Nam.
Phạm Anh Dũng Tháng 10, 2000 Santa Maria, California, U.S.A.
========== Cô Gái Việt
Lời sông núi bừng vang bốn phương trời Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim
Dẫu không cùng tài trai vui tranh đấu Gánh sơn hà còn trọng hơn xương máu Dù thành thị hay thôn trang ai ơi Lòng hẹn lòng bạn gái ta xây đời
Chị em ơi! Quê nước chờ mong Ta sớm lập công Tô thắm giang sơn Việt Nam Ngoài những phút quán xuyến tề gia Hãy hướng lòng ta đến những ai đang cơ hàn
Kìa cô nhi không chút tình thân Đây lớp tàn nhân Năm tháng đau thương thầm trôi Cùng cương quyết góp sức đồng tâm Muôn dân vui một đời vàng sáng tươi
=====
Hè Về
Trời hồng hồng sáng trong trong Ngàn phượng rung nắng ngoài song Cành mềm mềm gió ru êm Lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên Đàn nhịp nhàng hát vang vang Nhạc hoà thơ đón hè sang !
Hè về trong khóm trúc mềm đầu hè Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ Hè về gieo ánh tơ ! Bâng khuâng nghe nắng đùa mây trắng đàn chim cánh do trời Phân vân đôi mái chèo lữ thứ thuyền ai biếng đưa Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc trên đồi Thanh thanh hương sen nồng ướp gió mát khi chiều rơi
Hè về hè về Nắng tung nguồn sống khắp nơi Hè về hè về Tiếng ca nhịp phách lên khơi đầu gềnh suối mát reo vui dào dạt ngập trời gió mát ven mây phiêu bạt hồn say ý chơi vơi ngày xanh thắm nét cười lòng tha thiết yêu đời
Đây suối trăng rừng thơ Đây gió nhung thuyền mơ Đây phím ngọc đường tơ Đây tứ nhạc ngày xưa Hè về non nước mến yêu Hè về nắng thông reo
=====
Khỏe Vì Nước
Khỏe vì nước kiến thiết Quốc Gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba. Tạo nguồn dân sinh mới hùng mạnh trong năm giới. Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.
Khỏe vì nước chí khí cương kiên. Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên. Trong khốn nguy can trường sống thác ta coi thường. Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.
Thanh niên ơi, hồn thiêng núi sông đợi chờ ! Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ. Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng. Trai đất Việt phải nêu đèn sáng thế giới soi chung.
Dân sinh yếu nhược lôi ta đến đường vong quốc. Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc. Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần. Cho dân trí quật cường và hưng phấn. Nghìn đời không mờ ánh Duy Tân.
=====
Mùa Hợp Tấu
Bạn đường ơi, nắng lên rồi, gieo sáng ngời. Nhạc ngày xanh như chim lành tung đôi cánh. Một trời hoa sáng bao la chờ đợi ta kíp xông pha, Bạn cùng tôi câu nước non ta chung hòa.
Ngoài ruộng sâu đã lên mầu bông lúa đầu, Ngành quỳ dương vui lên đường về định hướng. Mùa dựng xây đón ta đây hợp ngàn tay thắm men say, Dựng ngày mai tươi sáng trong khúc nhạc bừng mây.
Ca lên đi, Xuân thế hệ lên phơi phớị Ca lên đi, ca sức mạnh dân tộc mới, Cho xanh tươi cây ước vọng bên suối đời, Cho thắm lại tơ lòng ai thiếu yên vui.
Bạn đường ơi, nắng lên rồi, gieo sáng ngời. Nào cùng nhau, ta mở đầu Mùa Hợp Tấu. Dù ngày mai sống đôi nơi, hẹn rồi đây sát đôi vai, Nhìn ngày trôi, nghe sức thiêng ta chưa hề phai.
=====
Rạng Đông
Anh nghe chăng cung kèn rạng đông Ðang uy linh lừng vang trên không Ðang thiết tha hùng hồn Khơi chí gan Lạc Hồng Cháy lên nhuộn bao ánh hồng ? Anh nghe chăng .… ánh hồng ?
Lời 1 Ði! Đi đi thôi, tiến cho đến nơi sáng ngời Quyết sống những phút tung hoành dọc ngang thật vẻ vang Manh thân nam nhi hãy đem chí thi với đời Ðường hoàng lẫm liệt, dù sao cũng cứ hiên ngang
Ðiệp khúc Thanh niên Việt nam, sao mai chờ ta Ðường gai bon gót, bạo mà đi ta cứ bạo mà đi Tương lai chờ ta, vinh quang đợi ta Dầm sương dãi nắng, không khi nào nhục chí nam nhi
Lời 2 Ði! Anh em ơi, nước non nhắn bao tiếng mời Nắng mới phấn chí chim đàn cùng ca nhịp bước ta Ra tay tu mi, nước non chấn động tới trời Bụi đường ghi tạc vết chân tráng sĩ đi qua
(trở lại Ðiệp khúc)
===== Việt Nam Minh Châu Trời Đông
Việt Nam minh châu trời đông. Việt Nam nước thiêng tiên rồng Non sông như gấm hoa uy linh một phương. Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương. Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời Máu ai còn vương cỏ hoạ Giục đem tấm thân trải với sơn hà. Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước. “Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam. Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam !”. =====
Em Yêu Ai
Nếu hỏi rằng ; Em yêu ai ? Thì em rằng em yêu Ba (nè ). Thì em rằng em yếu Má ( nè ). Yêu Chị, yêu Anh. yêu hết cả nhà ( nhưng ) Nhất là yêu Má cơ…
Nếu hỏi rằng ; Em yêu ai ? Thì em rằng em yêu Ông (nè ). Thì em rằng em yếu Bà ( nè ). Bác, Dì, Cậu, Cô. yêu hết họ hàng ( nhưng ) Nhất là yêu Bà cơ…
Nếu hỏi rằng ; Em yêu ai ? Thì em rằng yêu Quê hương (nè ). Thì em rằng yếu mái trường ( nè ). Yêu Thày, yêu Cô. yêu hết cả trường ( nhưng ) Nhất là Cô giáo cơ…
12 tình ca thơ phổ nhạc thêm 2 nhạc phẩm tưởng niệm 2 ca sĩ mới qua đời Lệ Thu và Quốc Anh.
Tranh bìa: Trúc Tiên (xin click vào hình trên để xem hình và chi tiết rõ hơn) In ấn: CD Media Xuất bản & phát hành: Cội Nguồn 2021 Liên lạc: tranh@orange.fr
*****
Trông hoa ngả gió lời thơ trắng Lả tả rơi dài trên phím xanh
Thơ phổ nhạc thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng với ngôn ngữ, Ta lại khá đặc biệt vì chứa đựng đến 6 dấu giọng – nhiều nhất thế giới – biểu đạt 6 âm thanh trầm bổng ràng buộc lời thơ. Vì thế, trong thơ trú ẩn âm điệu để gọi là Thi Ca.
Xướng lên lời thơ đã nghe cung bậc tuy có vẻ gì nguyên thủy, sơ khai. Nhưng công việc của nhạc sĩ không là họa lại cho rõ nét thang âm đó – cũng đôi khi, phần nào – mà là dệt nên khung trời với chất liệu có được để chuyển tải ý tưởng đó qua cảm xúc của chính mình, là thông điệp đến với không những độc giả mà còn là thính giả nữa. Cảm nhận đó bằng khối óc và quả tim. Ví như thơ là thân xác yêu kiều thì nhạc là chiếc áo vừa vặn, tương xứng khoác lên, tôn vẻ đẹp đã sẵn.
Khi trông “mây bay”, trong vô thức là gió thổi. Thảng thốt “gió thơm” là tiềm thức đóa quỳnh nở đêm. “Gió thổi mây bay”, “thoáng gió hương quỳnh” là sự kết hợp hài hòa, chuyển động nhịp nhàng, đến với người như người đến với ta… Giao Cảm.
*****
Nghe vài bản nhạc:
Nhạc phẩm tưởng niệm ca sĩ Lệ Thu Dạ Khúc-Bài Nhạc Quỳnh Cuối Cùng (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Lệ Thu hát, Huỳnh Nhật Tân hòa âm, Hoàng Khai Nhan thực hiện video:
Bánh Xe Lãng Tử là một tuyệt tác của nhạc sĩ Trọng Khương. Bài hát hay nhưng có đặc biệt ở một kiểu cười. Trong bài hát, có lẽ người nghệ sĩ bị thất tình thành bỏ đi giang hồ. Anh chàng lãng tử giận người mắt… xanh, đã cười “a ha ha!” Tuy cũng chỉ là cười, nhưng thật ra kiểu cười này vừa có vẻ ngạo nghễ, vừa có vẻ cay đắng. Chưa thấy ai và chắc chả bao giờ có người nào đem được cái nét cười này vào âm nhạc Việt Nam như ông Trọng Khương. Chàng nghệ sĩ đã cười ra nước mắt và khi cười chán chê, đâm ra đau đớn, giận đập vỡ cây đàn kỷ niệm ở bên bờ suối trong một đêm vắng. Rồi chàng uống rượu, ngà ngà say và lại lên xe ngựa già để… “lắc lư con tầu đi” dưới ánh trăng vàng, tiếp tục vừa đi vừa hát, sống cuộc đời lang bạt.
BÁNH XE LÃNG TỬ
Bánh xe quay nhanh nhanh Chiếc thân xe rung rinh Chìm trong làn cát trắng Xe nhịp nhàng quay bánh lướt Hình xe mờ khuất trong mênh mông
Ta luyến lưu một kiếp giang hồ Dù rằng cuộc sống vô bờ Tim nồng tràn máu vô tư
A ha ha! Suối in hình chiếc xe tàng Đêm nao đập vỡ cây đàn Giận đời nào ai mắt xanh
Vó câu bấp bênh Trên đường gian nan Chiếc xe lắc lư ru hồn nghệ sĩ tới nơi xa ngàn
Xe lăn êm êm dưới ánh trăng vàng Môi ai say sưa hé mấy cung đàn Ca lên cho tan nỗi niềm cay đắng
Vui ca lên đi trong chiếc xe già Sau khi men say lắng mấy tơ đàn Hồn ta vụt lướt lên trời xanh lam
Ghen là một nhạc phẩm nổi tiếng khác của nhạc sĩ Trọng Khương. Bài hát viết nguyên thủy theo điệu Fox, thật vui và dễ … yêu. Đây là bài tình ca do Trọng Khương phổ nhạc vào thơ Nguyễn Bính. Nhạc của Trọng Khương đã diễn tả được đúng ý vui nhộn của thi sĩ Nguyễn Bính, diễn tả một chàng si tình và… ghen. Vì “yêu quá mất rồi”, thành ghen. Người ghen không muốn cô em nghĩ đến bất cứ ai cả, không muốn cô tắm biển để người khác ngắm, không muốn thấy cô xức nước hoa làm người khác ngây ngất… Ghen tuy không đến nỗi “ghen lồng ghen lộn” nhưng cũng khá “vô lý” khi muốn người yêu bé nhỏ chỉ làm những chuyện cho mình thôi, dù là những chuyện bình thường khó tránh được như nhìn, mỉm cười. Và cũng chỉ vì “ghen đấy quá mà thôi”, không những anh ta chỉ ghen với người mà chàng còn ghen với cả cây cỏ, đồ vật. Phải nói là anh chàng ghen một cách “kỳ la” nữa, khi không muốn người đẹp hôn một đóa hoa xinh tươi, hay căn dặn người tình lúc nằm ngủ không được ôm… gối:
GHEN
Hỡi cô nhân tình bé của tôi ơi Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chỉ nhìn tôi trong lúc tôi xa xôi
Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nằm ngủ Đừng tắm chiều nay bể lắm người
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa mà cô thường xức chẳng bay xa Chẳng làm ngây ngất người qua lại dầu chỉ qua rồi khách lại qua
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi Thế nghĩa là yêu quá mất rồi Và nghĩa là cô là tất cả Cô là tất cả của đời tôi
Ngoài Bánh Xe Lãng Tử và Ghen, một tác phẩm hay khác của nhạc sĩ Trọng Khương, rất đáng nhắc đến, là nhạc phẩm Về Miền Nam. Bài hát này có một thời được hát rất nhiều trên các đài phát thanh. Lúc đó vào thời điểm ngay sau Hiệp Định Genève 1954, đất nước thân yêu Việt Nam bị chia đôi ở dòng sông Bến Hải và kết quả làn sóng hàng triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam. Trọng Khương dẫn dắt thính giả, từ tang thương chia cắt đất nước và đau đớn của hận ly hương, đến sự hy vọng trong đời sống mới với đầy hy vọng, trong nắng ấm yêu thương của miền Nam Việt Nam. Sau đây là lời bản nhạc Về Miền Nam, bản nhạc ngày đó thực sự đã làm xúc động người nghe và cả người hát:
VỀ MIỀN NAM
Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước Hướng về đây miền Nam thân yêu nắng ấm Theo bước chân người xưa, ta tiến lên đường đi Bao nắng mưa sương gió nào ngại chi
Sông nào cắt đứt đôi nơi Sông nào xé nát tim tôi Sông nào bóp chết thương yêu Việt Nam ơi!
Sông buồn khóc nước tang thương Sông gầm thét khúc bi thương Sông sầu nước mắt ly hương Việt Nam ơi!
Đi về miền Nam Miền thân yêu hương lúa tràn ngập đầy đồng Đi về miền Nam Miền thân yêu đất rộng cùng chung đời sống
Vang lừng khúc hát hoan ca Say đời sống ngát hương hoa Ta cười đón gió phương Nam Miền Nam ơi!
Đây miền đất nước xinh tươi Đây miền nắng ấm reo vui Đây miền sống phắp muôn phương Việt Nam ơi!
Ngoài ra Trọng Khương còn sáng tác những bản tân nhạc nữa như Đường Về Nhà Tôi, Nhớ Rừng Hoang, Men Rượu Lên Hương, Duyên Thắm, Hai Kẻ Giang Hồ, Đôi Guốc Mới, Cai Thuốc Lá… và những tác phẩm này không mấy nguời biết đến và những tác phẩm này không mấy người biết đến. Và rồi còn những bản nhạc hài hước ông viết cho ban hợp ca AVT trình diễn nhưng thường không có ghi tên tác giả. Nhưng phải nói, chỉ cần ba bản nhạc tuyệt tác như Bánh Xe Lãng Tử, Ghen và Về Miền Nam, Trọng Khương cũng đã thành danh mãi mãi…
Phạm Anh Dũng Santa Maria, California, USA
Bánh Xe Lãng Tử (Trọng Khương) Quốc Anh
Ghen (Trọng Khương) Tuấn Ngọc
Về Miền Nam (Trọng Khương) Ban Tù Ca Xuân Điềm
CHÚ THÍCH: đoạn văn sau gặp từ Facebook của do “Yến Ngọc Hải Châu” đăng lên ngày April 17, 2023
Ai còn nhớ ?
Ta luyến lưu một kiếp giang hồ….
Nhạc sĩ Trọng Khương (Nguyễn Văn Sách, sinh năm 1922 tại Thái Bình) đã chết vì đói trên đường phố Sài Gòn vào tháng 5 năm 1977. Ông đói và nằm một chỗ trên đường ray bỏ hoang ở ga Hòa Hưng suốt ba ngày, người dân ở đó không dám đem thức ăn ra cho ông vì bị lính cộng sản cấm cản. Ông ra đi vào giữa khuya, trong một cơn mưa lớn, nằm ngửa nhìn trời với cây đàn ghi-ta vẫn đang ôm chặt trong tay. Chết vô danh! Để thân xác mục rữa khô héo trên đời đau vắng ngắt, không cần đưa tang, không cần bia mộ hay điếu văn. Thậm chí đến ngày thắp hương cũng không lưu lại cho rõ ràng. Lạnh lẽo nơi đường rầy xe lửa.
Là chết đẹp hay chết khổ đau? Người đời sau mấy ai còn nhắc lại Tiếng đàn nào Khương để lại nhân thế Hỏi trăm năm có Trọng giấc mơ nồng?
Nghe nói, người dân, đã chôn Khương với cây đàn.
(Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Trọng Khương 1922 -2022)
Chi tiết về cuộc đời của nhạc sĩ Lê Thương ít thấy được nhắc đến, ít người biết rõ. Có thể ông có bản tính ít phô trương và sống cuộc đời giản dị. Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh năm 1914 tại Nam Định. Cũng có một bài viết cho nơi sinh của ông là Hà Nộị . Theo tập sách Hồi Ký Phạm Duy, Lê Thương là một thầy tu nhà dòng hoàn tục.
Lê Thương tuy là nhạc sĩ có hạng, nhưng nghề nghiệp chính lại là nghề dạy học. Ông là giáo sư Sử Địa, có một thời gian giảng dạy cho học sinh tại một số trường trung học tư ở Sài Gòn. Ông cũng có lúc làm công chức ở Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Nhạc sĩ Lê Thương mất năm 1996 tại Việt Nam.
Lê Thương là một trong những người tiên phong viết tân nhạc Việt Nam.
Tân nhạc Việt Nam bắt đầu khoảng năm 1938. Lúc đó, những bản tân nhạc Việt Nam đầu tiên có lẽ là những bản như Tâm Hồn Anh Tìm Em của Dương Thiệu Tước, Bông Cúc Vàng và Kiếp Hoa thơ Nguyễn Văn Cổn và nhạc Nguyễn Văn Tuyên, Bình Minh thơ Thế Lữ và nhạc Nguyễn Xuân Khoát, Khúc Yêu Đương của Thẩm Oánh, Đám Mây Hàng của Phạm Đăng Hinh, Đường Trường của Trần Quang Ngọc, Bản Đàn Xuân của Lê Thương…
Ngoài Bản Đàn Xuân, thời đó nhạc sĩ Lê Thương còn ở miền Bắc Việt Nam, sau đã có phổ biến thêm những tác phẩm khác như Tiếng Đàn Đêm Khuya, Một Ngày Xanh, Trên Sông Dương Tử, Thu Trên Đảo Kinh Châu…
Nhạc sĩ Lê Thương viết nhiều loại nhạc khác nhaụ. Năm 1941, Lê Thương vào miền Nam định cư . Thời điểm đó, ông có sáng tác những bản nhạc phổ thơ như Lời Kỹ Nữ (thơ Xuân Diệu), Lời Vũ Nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư), Bông Hoa Rừng (thơ Thế Lữ), Tiếng Thùy Dương (tức Ngậm Ngùi thơ Huy Cận) và Tiếng Thu (thơ Lưu Trọng Lư). Hai bài Ngậm Ngùi và Tiếng Thu cũng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc sau này .
Lê Thương là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc hài hước với những bản Hoà Bình 48, Liên Hiệp Quốc, Làng Báo Sài Gòn… Những bản này do nghệ sĩ Trần Văn Trạch trình diễn nhiều lần vào những của thập niên 1940. Một bản nhạc ông sáng tác được hát nhiều trong thời kháng chiến chống Pháp là Bà Mẹ Việt Nam, chuyện một bà mẹ có bốn đứa con trai trong thời kháng chiến. Nhạc sĩ Lê Thương có tiếng về viết nhạc chuyện ca như Nàng Hà Tiên, Lịch Sử Loài Người, Hoa Thủy Tiên…, và còn thêm một số bài ca nhạc cho vài ban kịch và hãng phim.
Về sau, mỗi cách tuần Lê Thương và nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh qua làn sóng điện các chuyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng…
Ngoài ra Lê Thương còn có đặt lời cho những bản nhạc ngoại quốc ngắn như Nhớ Lào (nhạc Lào), Bông Hoa Đại tức Ô Đuồng Chăm Pá (nhạc Lào), Lòng Trẻ Trai (nhạc Hoa Kỳ), Hoa Anh Đào tức Sakura (cổ nhạc Nhật Bản), Màn Brúc Đánh Giặc (dân ca Pháp)…
Một trong những loại nhạc được ông chú ý đến và sáng tác là nhạc Nhi Đồng và Thiếu Niên gồm những bản như Cô Bán Bánh, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Bé Tí Non, Ông Nhang Bà Nhang, Đây-Nhi Đồng Ca, Truyền Kỳ Việt Sử, Thiếu Sinh Ca… Có lẽ hầu như tất cả mọi người đều đã có nghe, biết bài hát Thằng Cuội:
Bóng trăng trắng ngà Có cây đa to Có thằng Cuội già Ôm một mối mơ Lặng yên ta nói Cuội nghe “Ở cung trăng mãi làm chỉ” Bóng trăng trắng ngà Có cây đa to Có thằng Cuội già Ôm một mối mơ.
Một bản nhạc rất phổ thông ở các trường trung tiểu học là bài Học Sinh Hành Khúc:
Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công laọ..
Rồi đến bản nhạc ngộ nghĩnh Ông Ninh Ông Nang:
Ông Nỉnh ông Ninh, ông ra đầu đình Ông gặp ông Nảng ông Nang Ông Nảng ông Nang, ông ra đầu làng Ông gặp ông Nỉnh ông Ninh Nang Ninh đầu đình Và Ninh Nang đầu làng…
Và đến bài hát Tuổi Thơ thật dễ thương:
Trời xanh xanh mát Hương thơm thơm ngát Cùng nhau ta múa điệu ca Cùng nhau ta hát đời ta
Nhụy hoa thanh khiết Men hoa ngây ngất Hát cho tâm hồn được khuây Cũng như cánh đẹp được bay
Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa Tôi quyến luyến má ba vui ca bên đèn Bẩy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên.
Về nhạc Lê Thương, đáng bàn đến nhất là ba bản nhạc trong Trường Ca Hòn Vọng Phu. Bằng âm điệu gần gũi âm giai Ngũ Cung của Dân Ca Việt Nam, với ảnh hưởng từ Chinh Phụ Ngâm Khúc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn, Hòn Vọng Phu 1 được ông viết tại Bến Tre, khoảng năm 1943.
Mở đầu bài hát, người chồng theo lệnh vua, ra mặt trận với tiếng trống thúc dục:
Lệnh vua hành quân trống kêu dồn Quan với quân lên đường Đoàn ngựa xe cuối cùng Vừa đuổi theo lối sông Phía cách quan xa trường Quan với quân lên đường Hàng cờ theo trống dồn Ngoài sườn non cuối thôn Phất phơ ngậm ngùi bay…
Từ đó, xa cách muôn trùng:
…Người đi ngoài vạn lý quan sơn Người mong chờ trong bóng cô đơn…
Cứ như vậy, người vợ ở lại ngày ngày ôm con, đứng đợi ngóng chồng trở về và cuối cùng cả hai mẹ con vì mòn mỏi chờ mãi đã hóa ra đá:
…Người không rời khỏi kiếp gian nan Người biến thành tượng đá ôm con.
Sau đó, ông đã sáng tác thêm Hòn Vọng Phu 2 tức Ai Xuôi Vạn Lý khoảng năm 1946. Mẹ con người đàn bà hóa đá vẫn chờ mong. Giai điệu nhạc thật buồn:
Người vọng phu trong lúc gió mưa Bế con đã hoài công để đứng chờ Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mợ… …Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa Nàng đứng ôm con xem chàng về hay chưa? Về hay chưa? Có ai xuôi vạn lý, nhắn đôi câu giúp nàng Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng… Người đi chắc chả bao giờ quay lại: …Thôi đứng đợi làm chi Thời gian có hứa mấy khi Sẽ đem đến trả đúng kỳ Những người mang mệnh biệt ly
Hòn Vọng Phu 3 tức Người Chinh Phu Về viết xong năm 1947. Mở đầu, vẫn còn hình ảnh não nề của tượng đá chờ trông:
Nơi phía Nam giữa núi mờ Ai bế con mãi đứng chờ Như nước non xưa đến giờ…
Và cuối cùng người chinh phu cưỡi ngựa trở về, âm điệu dòng nhạc như tiếng ngựa phi:
Đường chiều mịt mù, cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường Nếp tàn y hùng cường, vẫn còn bay trong gió bóng từ xa, sắp dần qua Bóng chàng chập chùng, vượt núi non cũ, với hành lương độ đường Chiếc hùng gươm danh tướng dưới tà uy đếm nhịp đi, vó ngựa phị..
Nhưng cuộc trở về đã quá muộn màng, ai oán:
…Nhớ cố hương lưu luyến tấc lòng mau dồn chân Vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu Từ bóng cây ngôi mộ bên đường Từ mái tranh bên đình trong làng Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống Bao mối thương vang động trong lòng.
Tác phẩm tuyệt diệu, lớn lao và bất diệt Trường Ca Hòn Vọng Phu, đã làm nổi bật tên tuổi của nhạc sĩ Lê Thương trong lịch sử Âm Nhạc Việt Nam…
Phạm Anh Dũng Tháng 10, Năm 2000 Santa Maria, California, USA
Nhạc sĩ Lê Thương
Trường Ca Hòn Vọng Phu 1, 2, & 3 (Lê Thương) Thế Sơn / Họa Mi / Ngọc Hạ & Thiên Tôn