• Bài Viết Về Phạm Anh Dũng
  • BẠN BÈ CŨNG VIẾT TÌNH CA
  • BÍCH HUYỀN
  • CD Nhạc Pham Anh Dũng
  • Karaoke Nhạc Phạm Anh Dũng
  • Liên Lạc
  • Nhạc Phẩm Đặc Biệt
  • Nhạc Quỳnh – Phạm Anh Dũng
  • Phạm Anh Dũng hát
  • Phạm Anh Dũng viết, biên soạn
  • Tác Phẩm Bạn Bè
  • Vài hàng về PHẠM ANH DŨNG/Nguyên Bích

Phạm Anh Dũng

~ phamanhdung

Monthly Archives: November 2021

Tưởng Nhớ VŨ DUY HIỂN (1948-2021) / Phạm Anh Dũng

24 Wednesday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

 Bác sĩ Vũ Duy Hiển đã từ trần đêm thứ Hai, 22 tháng 11, 2021, hưởng thọ 74 tuổi. 

Tưởng Niệm Vũ Duy Hiển / Võ Tá Hân thực hiện video với nhạc phẩm Tiễn Người (thơ hòa thượng Thích Thiên Lý, nhạc Võ Tá Hân) Hoàng Quân hát

Hình do Huỳnh Thắng Toàn thực hiện với nội dung chính từ Kỷ Yếu Y Khoa Sài Gòn 1974

*

VÀI DÒNG TIỂU SỬ
-tốt nghiệp Trung Học Petrus Ký, Sài Gòn 1960-1967
-1962: học violin tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn
-tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa, Đại Học Y Khoa Sài Gòn 1967-1974
-tốt nghiệp khóa Quân Y Trưng Tập 17, Y Sĩ Trung Úy QLVNCH
-sau tháng tư 1975: học tập cải tạo
-1978: vượt biên bằng đường biển
-tốt nghiệp và hành nghề chuyên khoa Tâm Thần (Psychiatry) tại Hoa Kỳ đến cuối đời, American Board of Psychiatry 1993
-sáng tác nhạc, vẽ tranh và chụp ảnh
-cùng phu nhân nha sĩ Vũ Nguyễn Sương là hai trong những người sáng lập, điều hành và cũng là ca sĩ của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi (NGO) tại Nam California USA, từ 1989
-hiệu trưởng Trung tâm Tai Chi Tổng Hợp của Hội Từ Bi Phụng Sự tại Orange County từ khi mới thành lập năm 2005, thường xuyên giúp Thầy Hằng Trường đào tạo và huấn luyện các nhóm huấn luyện viên môn Tai Chi Tổng Hợp trên khắp thế giới, cho tới tháng 2 năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra khiến tất cả các trung tâm tập luyện phải đóng cửa. 

*

VÀI VIDEOS NHẠC CỦA NGÀN KHƠI CHORUS

Hương Xưa (Cung Tiến) Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi với nhạc trưởng Bùi Quỳnh Giao điều khiển Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng giới thiệu
Hòn Vọng Phu 1, 2 & 3 (Lê Thương) – Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, hòa âm Lê Văn Khoa, nhạc trưởng Trần Mộng Thủy điều khiển,  Y Sa và Nguyễn Hoàng Dũng giới thiệu
Trường Ca Mẹ Việt Nam (Phạm Duy) Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, nhạc trưởng Vũ Tôn Bình điều khiển
Trường Ca Con Đường Cái Quan (Phạm Duy) Ngàn Khơi Chorus với nhạc trưởng Trần Chúc điều khiển và Vũ Duy Hiển là người lữ khách (phút 4:40); chương trình Đêm Ngàn Khơi 1994

*

SÁNG TÁC NHẠC CỦA VŨ DUY HIỂN

Bên Em (Vũ Duy Hiển) Bích Vân hát, Đỗ Bằng Lăng dương cầm
Waking Up (Vũ Duy Hiển) Kim Nguyễn hát, Đỗ Bằng Lăng dương cầm

*

VÀI HÌNH ẢNH:

Vũ Duy Hiển & Vũ Nguyễn Sương
Bảng điểm danh lớp nhạc pháp Tây phương năm thứ nhất (1962-63), trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn , #8 Võ Tá Hân (người gửi cho ảnh này) và #10 Vũ Duy Hiển
Các áo trắng nội trú Vũ Duy Hiển, Vương Đức Hậu, Phan Mỹ Dung, Minh Phượng và Ngô Bích Vân tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Sài Gòn năm 1974
Khóa Quân Y Trưng Tâp 17. Ở hàng đứng, Hiển là người đeo kính cận người thứ 2, kể từ bên trái (có ghi tên)

*

TƯỞNG NHỚ BẠN HIỀN VŨ DUY HIỂN
          NHỮNG KỶ NIỆM XƯA Y KHOA SÀI GÒN 1967-1974

Tôi là bạn cùng lớp, cùng nhóm thực tập với Vũ Duy Hiển tại trường y khoa Sài Gòn cũng như tại các nhà thương Chợ Rẫy, Bình Dân , Nhi Đồng Saigon, Từ Dũ, Hồng Bàng, Hùng Vương, Nguyễn văn Học… cho đến khi ra trường 1974.
Chúng tôi học hành chung với nhau, ăn uống chung với nhau, chia sẻ mọi hoạt động thời sinh viên suốt 7 năm học trình, thời gian gặp nhau còn nhiều hơn cả với anh chị em trong gia đình.
Đôi khi hiếm hoi có vài ngày nghỉ, chúng tôi cùng với vài bạn thân rủ nhau đi du ngoạn Vũng Tàu, Đà Lạt, Mỹ Tho… nên tình bạn càng thêm bền chặt. Hiển và tôi đã thành bạn thân, hợp với nhau về tính tình, tư tưởng, quan niệm sống, dự định tương lai…
Năm thứ sáu y khoa, Hiển và tôi trúng tuyển kỳ thi vào nội trú, cùng chọn nội trú ngành Sản Phụ Khoa tại Trung tâm thực tập y khoa Nguyễn Văn Học trong 6 tháng, rồi 6 tháng sau cùng chọn nội trú Nội Khoa tại đây.
Năm cuối y khoa tôi được Hiển chọn làm phù rể, và lễ cưới với chị Ngọc Sương, mới tốt nghiệp Nha Y Sĩ tại Saigon đã được tổ chức rất thân mật với sự hiện diện đông đủ của bạn bè anh chị.
Khi tôi được may mắn tị nạn qua California năm 1975, Hiền bị kẹt lại và phải đi tù cải tạo.
Khoảng năm 1980, anh em gặp lại nhau tại Westminster khi tôi đang làm Resident năm cuối, chương trình OB/GYN tại Hollywood Presbyterian hospital, affiliated với USC women’s hospital, Los Angeles, và tôi đã vận động cho Hiển được vào nội trú 1 năm về Obgyn tại bệnh viện này.
Thật may mắn, chúng tôi lại có cơ duyên được huấn luyện chuyên môn tại nhà thương Hoa Kỳ , ngay tại vùng Hollywood, Los Angeles.
Vừa tốt nghiệp xong, tôi mở phòng mạch hành nghề Obgyn tại thủ đô tị nạn Việt Nam, tại Westminster, tháng 7 năm 1981.
Vào ngày đầu tiên hành nghề, được Hiển đưa chị Ngọc Sương đến phòng mạch… mở hàng! Hồ sơ của chị là hồ sơ số #1 trong tổng số trên 16 ngàn bệnh nhân sau này! Tôi thật vui mừng và cảm động!
Khi Hiển tốt nghiệp nội trú có bằng hành nghề Ykhoa, tôi đã mời Hiển làm việc với tôi tại văn phòng một thời gian, anh em lại mừng rỡ làm việc với nhau, săn sóc đa số bệnh nhân là tị nạn Việt Nam
Một thời gian sau, Hiển được nhận vào chương trình Psychiatry Residency, một ngành chuyên môn rất mới lạ với Ykhoa Việt Nam, sau khi tốt nghiệp, psychiatrist Vũ Duy Hiển đã rất được trọng dụng làm việc tại nhà thương và Clinic về Psychiatry tại Southern California cho đến khi Hiển lâm trọng bệnh qua đời , vài ngày trước Thanksgiving 2021!
Hồi tưởng lại trong khoảng thời gian dài, trên 40 năm, tôi đã được may mắn quen biết, học hành chung,và làm việc, sinh hoạt với Hiển trong nhiều năm.
Một điểm tương đồng là chúng tôi lại có chung sở thích văn nghệ, âm nhạc.
Khi còn là sinh viên năm thứ Năm, anh chị Hiển Sương đã mời tôi vào Ca Đoàn Trùng Dương của Sinh Viên Saigon, do nhạc trưởng Lê văn Khoa điều khiển với Ca trưởng Trần Chúc, Nguyễn Hoàng Hương…
Trong suốt 2 năm trong Ca Đoàn , chúng tôi đã tập luyện và hát trình diễn nhiều bản nhạc hay, đặc sắc của Việt Nam, Hiển và tôi thuộc bè Bass, chị Ngọc Sương bè Alto.
Cho đến bây giờ, chúng tôi còn trân quý những kỷ niệm này, vì làm đời sống vất vả, rất căng thẳng của người y sĩ được nhẹ nhàng, thi vị, và thú vị hơn, làm con người dễ chịu, yêu đời và yêu người hơn , nhờ những nốt nhạc trầm bổng,những lời nhạc lời thơ đầy cảm xúc, và những giọng bè Nam Nữ hoà quyện nhau… đẹp làm sao!
Anh Chị Hiển Sương qua Mỹ, là thành phần sáng lập, điều hành, và ca sĩ của các đoàn Ngàn Khơi, hiện thân của các đoàn Trùng Dương xưa, với nhạc trưởng Lê Văn Khoa và ca trưởng Trần Chúc , ca đoàn trở nên rất nổi tiếng tại hải ngoại với nhiều buổi trình diễn có tầm vóc! Anh Chị Hiển là thành phần nòng cốt của Ca Đoàn về phương diện quản trị, tổ chức…
Hiển lại đặc biệt có lòng thành kính với Phật giáo, anh gia nhập hàng đạo hữu của thầy Hằng Trường, một vị tu hành khả kính rất được hâm mộ, khâm phục bởi tất cả đệ tử tại Orange County, California và
BS Hiển trở nên cánh tay mặt của thầy. Anh chị Hiển Sương đã góp phần đắc lực về vật chất cũng như tinh thần cho tất cả các hoạt động của thầy Hằng Trường và các môn đệ, kể cả truyền bá thể dục dưỡng sinh (Hiển là instructor) hiện rất thịnh hành trong sự duy trì sức khỏe vật chất cũng như tinh thần cho chúng sinh…

Nhưng rồi đời người thường có những ba chìm bảy nổi! Đang khi an bình, sung sướng hạnh phúc, lại xảy ra những phong ba, buồn tủi…
Cuối cùng sẽ qua đi như một cơn gió thoảng giữa vũ trụ bao la, giữa thời gian bất tận của quả địa cầu…
Chỉ mới cách đây trên 2 tuần, tôi gọi điện thoại hỏi thăm Hiển, hai anh em đàm thoại lan mắn đủ mọi chuyện trên trời dưới đất, Hiển cho biết sức khỏe khả quan, tinh thần thoải mái… và chúng tôi hẹn sẽ đi du lịch với nhau khi tình hình dịch Covid bớt nguy hiểm…
Nghe hung tin Hiển mất, tôi thật bàng hoàng, xúc động, đau đớn đã mất đi một người bạn hiền tri kỷ mà tôi rất trân quý với rất nhiều đức tính sau:
-hiền hoà, thành thật, dễ thương: chưa bao giờ tôi thấy Hiển nóng giận, la mắng, quát tháo với ai….
-vui vẻ, hay cười đùa, nói chuyện rất tếu làm mọi người tươi vui, ai cũng muốn kết bạn!
– chẳng bao giờ nói xấu ai… mặc dù có những nhận xét tinh tế về con người, sau này thành Psychiatrist, khả năng này lại càng phong phú và lý thú hơn!
– rất trầm tĩnh, không hấp tấp, nói chuyện từ tốn , luôn tự chủ, rất chừng mực, ôn hoà ..
-là một người Cha tốt, một người chồng tuyệt vời!
– làm việc gì cũng đến nơi đến chốn… bản tính cẩn thận , chững chạc
– nhiều tài năng về nghệ thuật: vẽ giỏi, vẽ nhanh, chụp hình đẹp, hát hay, cả với giọng bè

Hôm nay, với niềm thương tiếc sâu xa, tôi xin gửi lời thành kính chia buồn cùng chị Ngọc Sương. Các cháu và toàn thể gia quyến Anh Chị.
Tôi xin khẩn cầu cùng Đấng Tối Cao nhân từ, ban ơn cho Hiển được về nơi Vĩnh Phúc đời đời… và xin Ngài luôn an ủi, dẫn dắt, phù hộ cho chị và các cháu… trong mọi nơi mọi lúc…
Amen!

Vương Đức Hậu, MD FACOG
Classmate YKS

*

TRƯỜNG TÔI LỚP TÔI

Trường Tôi Lớp Tôi YKSG 1967-1974 (do Lã Hoàng Trung 1948-2012 thực hiện) 

*

BÀI CA CUỐI CÙNG để chào vĩnh biệt Vũ Duy Hiển, bạn tôi / Phạm Anh Dũng

Bài Ca Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, MAX làm video

*****

CÁC BÀI PHẠM ANH DŨNG VIẾT, BIÊN SOẠN:
https://phamanhdung.wordpress.com/pham-anh-dung-viet/

Bài Ca Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) Hương Giang

20 Saturday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

Bài Ca Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) Hương Giang

Vĩnh Biệt (hình trích từ Kejazz.com)

Bài Ca Cuối Cùng được viết khoảng cuối năm 2020, khi thảm họa Covid-19 đi qua thế giới. Và lúc đó “cơn đại hồng thủy” đang ở một cực điểm. 
Rất nhiều bạn bè, người quen, hàng xóm… mất vợ hay mất chồng hay người yêu thương… 
Bài hát viết thay cho những người “ở lại”, không may mắn, để vĩnh biệt “1/2 kia của đời mình”.

Ca sĩ Hương Giang hát bài này thật cảm động, có lẽ vì đúng tâm sự, chồng vừa qua đời.

Bài Ca Cuối Cùng (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, Max thực hiện b&w video
Hương Giang

*****

Bài Ca Cuối Cùng

(nhạc và lời Phạm Anh Dũng)

…viết cho những người mất “1/2 kia của đời mình”…

(lời này cho nữ ca sĩ)

Em hát cho anh bài ca cuối cùng
Đưa tiễn anh yêu về nơi Vĩnh Hằng
Trống vắng, bơ vơ, lạnh lẽo dâng tràn!
Anh về nơi ấy có nhớ em không?

Em nhớ năm xưa chuyện hai chúng mình
Hai đứa yêu nhau cùng say đắm tình
Em hát cho anh mỗi khi u sầu
Còn gì đâu nữa những ngày bên nhau!

Tình anh, bao la như biển rộng, bát ngát như núi cao
Vắng anh, bóng tối như tràn lan
Em không biết làm sao đây anh!!

Em hát cho anh bài ca cuối cùng
Anh hỡi, anh yêu ngủ ngoan nhé mình!
Em sẽ thương anh đến hết đời này
Bài ca, nước mắt thôi đành chia tay!!!

Tiếng Hát Nửa Vời (Trần Trịnh) / Phạm Anh Dũng

19 Friday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

Tiếng Hát Nửa Vời (Trần Trịnh) 

Nhạc sĩ Trần Trịnh viết rất nhiều nhạc và một số viết chung với người khác dùng dưới tên Trịnh Lâm Ngân

Hai bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trần Trịnh là Lệ Đá (lời Hà Huyền Chi) và Tiếng Hát Nửa Vời. Theo như Lê Ngọc Phượng, người viết rất nhiều bài có giá trị về nhạc Việt, hai bài này đã đưa tên tuổi ông lên “một đẳng cấp khác”

Tiếng Hát Nửa Vời, tôi có đọc và rất đồng ý với nhạc sĩ Thanh Trang, đã viết trong bài viết “Về bài Tiếng Hát Nửa Vời” của Trần Trịnh, là bài hát có giai điệu đẹp đặc biệt. Thanh Trang cũng hợp ý với lời bài hát “mộc mạc” tiêu biểu các câu như là “Thành ra lắm khi mình nghĩ không nên hẹn hò..”

Tôi chỉ muốn bàn thêm về một chữ Trần Trịnh dùng viết lời trong bài Tiếng Hát Nửa Vời
Đó là chữ “mình”
Ngoài đời thỉnh thoảng nói chuyện với nhau khi đã (hay muốn) thân một cách gần gũi nhau có người dùng “mình”. “Mình”, khi nói chuyện, có khi là ngôi thứ nhất và có khi cũng là ngôi thứ hai. Trong Tiếng Hát Nửa Vời, Trần Trịnh dùng cho cả hai ngôi

Chữ “mình” của ông dùng để viết lời đã làm cho người nghe có cảm giác ông đang thủ thỉ tâm sự một cách đơn giản “mộc mạc” và có lẽ chưa có người viết nhạc nào làm được

Phạm Anh Dũng

******

Tiếng Hát Nửa Vời 
(nhạc và lời Trần Trịnh)
Biết đến ngày nào mình còn lê bước lang thang nhìn lá rơi trên hè chiều
Đã mấy chiều rồi, buồn nào không cánh bay cao,
Giọt nắng rưng rưng cả trời
Buồn vương thoáng qua,
Buồn như tiếng ca lạc lõng ru say vào hồn
Mình ta với ta một bóng ưu tư nặng đầy
Thành ra con đường hun hút chân mây

Biết đến ngày nào mình còn gom lá ươm hoa
Để ép trang thư hẹn hò
Những lúc giận hờn, ngoảnh mặt không nói,
Thương sao tà áo đoan trang, lệ nhòa
Tình yêu đó ư,
Nhìn nhau phút giây và trót trao nhau nụ cười,
Đường gieo nắng hoa, tinh ngỡ say sưa trọn đời
Nào ngờ nay là thương nhớ không nguôi

Đã bao lần, mình bảo sao không nói đi,
Biết bao lần chỉ cười mà không nói chi
Phố vắng rồi, ngại bước đi thêm
Đưa nhau về để lại đàng sau trời tím

Bỗng một ngày mình dìu nhau đi rất xa
Gió tung vàng để vòng tay thêm thiết tha
Tiếng hát nào chợt vút lên cao
O-RA E SEM-PRE!
Ân tình là trời mê ….

Tiếng hát nửa vời
Người vội quay gót đi nhanh
Mình đứng im nghe ngậm ngùi,
Mãi mãi nghìn đời
Mình còn thương nhớ nhau không
Thì cũng xa nhau thật rồi.

Ngày vui chóng qua,
Thành ra lắm khi mình nghĩ không nên hẹn hò
Người đi quá xa còn nỡ mang theo nụ cười
Để lại khung trời hoang vắng đơn côi

*****

Anh Ngọc hát:
https://www.youtube.com/watch?v=hzAwTodZ3JU

Thanh Hà hát:   
https://www.youtube.com/watch?v=ba6Kif-L_so&t=63s

CD Quê Hương Nhìn Lại / Đào Duy Anh

10 Wednesday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

Hình bìa CD Quê Hương Nhìn Lại / 45 năm kỷ niệm thành lập ban nhạc Bách Việt

Producer: Dr. Dao Duy Anh
Trinh Dinh Vinh studio
Graphics: Tien Dung-TD Media
Email: davidanhdao@yahoo.com
Library of congress
Catalog card No. PAU 2-081-388

*

NGHE/XEM VIDEOS VÀI BẢN NHẠC TRONG CD

Dòng sông Bách Việt (Đào Duy Anh) Hồng Vân, Ngọc Yến, Ngọc Thanh và Đào Duy Anh
Sài Gòn Mưa Cuối Mùa (Đào Duy Anh) Đào Duy Anh

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

XEM TẤT CẢ TÁC PHẨM CỦA BẠN BÈ NHẬN ĐƯỢC & GIỚI THIỆU:
https://phamanhdung.wordpress.com/tac-pham-ban-be/

@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@

VERTIGO / Phạm Anh Dũng

05 Friday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

VERTIGO

     Chóng mặt, xây xẩm (dizziness) là một trong những những triệu chứng thông thường, nhất là ở những người lớn tuổi. Hầu như ai cũng đã cũng có lần bị đau ốm và cảm thấy chóng mặt.

      Khi bị chóng mặt có thể có cảm giác như là cả gian phòng di chuyển, hay tự cảm thấy chính mình xoay vòng vòng. Khi đó được gọi là sự choáng váng (vertigo).

       Nhiều khi bệnh nhân bị chóng mặt quá gây buồn nôn và bị ói mửa.

      Tai trong (inner ear) có thần kinh và mê cung (labyrinth) với nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể và do đó nhiều bệnh gây chóng mặt, choáng váng hay bắt nguồn tự những rối loạn ở tai trong.

       Một vài nguyên nhân sự choáng váng có thể là:

            1. Choáng váng khi thay đổi vị trí (BPPV benign paroxysmal positional vertigo): bệnh nhân thấy choáng váng khi xoay đầu đổi vị trí. Thí dụ đang nằm hướng về một phía, quay đầu về phía bên kia thì thấy chóng mặt.

             2. Viêm thần kinh thính giác (vestibular neuronitis): ở tai trong, những cơ quan kể cả dây thần kinh thính giác, gọi là thần kinh não số 8 (cranial nerve #8), bị viêm khi nhiễm bệnh do cực vi trùng (virus).

          3. Bệnh Menière (Meniere’s disease): do mê cung (labyrinth) là một cơ quan ở tai trong vì lý do nào đó có nhiều nước hơn bình thường.

            4. Bướu thần kinh thính giác (acoustic neuroma): bị bướu bắt nguồn từ thần kinh thính giác đè vào các cơ cấu của tai trong, thường cần phải giải phẫu để lấy bướu ra.

          5. Có khá nhiều loại thuốc gây choáng váng như aspirin, streptomycin (thuốc chữa bệnh lao), gentamycin (trụ sinh). Thuốc chữa dị ứng (antihistamines) như dihydropheniramine (Benadryl) cũng làm buồn ngủ, chóng mặt. Thuốc chữa bệnh cao áp huyết (hypertension) hay chữa bệnh tim cũng có thể gây xây xẩm.

           6. Có khi chỉ uống rượu hay cà phê, hút thuốc lá và vì không dùng quen cũng có thể thấy chóng mặt. Dĩ nhiên, nếu không muốn không bị nữa, chỉ cần tránh những thứ này.

     Bị chóng mặt hay choáng váng mà không có lý do giản dị rõ rệt (thí dụ như say rượu), không nên khinh thường mà cần phải đi bác sĩ để tìm nguyên nhân mà chữa trị.

     Bị xây xẩm như muốn xỉu (presyncope) hay bị xỉu thật (syncope), phải nghĩ đến bị áp huyết quá thấp nhất là khi đang nằm mà nhỏm dậy (orthostatic hypotension), bệnh tim suy (heart failure), tim đập loạn xạ (cardiac arryhmia) hay thiếu máu (anemia)…

      Còn khá nhiều nguyên nhân khác gây chóng mặt, quan trọng như bị tai biến động mạch não (CVA, stroke)… và khó có thể bàn hết tại đây. Ðiểm quan trọng là cần đi khám bác sĩ gia đình. Nếu coi thường, bệnh có thể nặng thêm và có khi nguy hiểm đến tính mạng.

      Bàn đến chuyện choáng váng, vertigo, làm liên tưởng đến một cuốn phim rất nổi tiếng, Vertigo của đạo diễn Alfred Hitchcock.

      Nam tài tử chính trong phim là James Stewart, người khi đóng phim hầu như luôn luôn thủ vai những nhân vật tốt, thành thật và đặc biệt lúc nào cũng có vẻ lúng túng vụng về nhưng ông lại thành công ở đặc điểm diễn xuất đó. James Stewart nổi tiếng ở những phim như Mr. Smith Goes to Washington (1939), It’s A Wonderful Life (1946)…, đoạt giải Academy Award trong phim The Philadelphia Story (1940) và về sau còn được tặng thêm một giải Academy Award Ðặc Biệt năm 1985.

     Trong Vertigo, James Stewart đóng vai một thám tử bị chứng chóng mặt và sợ hãi, choáng váng mỗi khi ở trên cao (acrophobia). Người thám tử được một người bạn giầu có thuê để theo dõi một phụ nữ trẻ do Kim Novak, nữ tài tử tuyệt đẹp có tóc bạch kim đóng vai trò. Người đàn bà được theo dõi, lại chính là vợ của ông bạn có tiền. Vai nữ chính này, trong phim muốn tự tử vì những ám ảnh trong tiền kiếp xa xưa. Người đàn bà nhảy xuống hồ ở chân cầu Golden Gate tại San Francisco và được người thám tử cứu. Sau đó, hai người yêu nhau và phim dẫn đến những tình tiết bí mật, thật là ly kỳ đến phút cuối.

       Sinh năm 1899, tại Luân Ðôn, Anh Quốc Alfred Hitchcock là đạo diễn bắt đầu từ những phim câm như The Lodger (1927), rồi Blackmail (1929), The Man Who Knew Too Much (1934),The Thirty-Nine Steps (1935), The Lady Vanishes (1938)…

      Năm 1939, sau khi qua Hoa Kỳ, ở Hollywood, Hitchcock thực hiện nhiều phim rất hay và nổi tiếng:

           Rebecca (1940), phim đầu tiên Alfred Hitchcock làm ở Hoa Kỳ, một thành công ngay lập tức, với hai giải Academy Awards trong đó một giải là phim hay nhất trong năm.

          Dial M For Murder (1954), phim khá hồi hộp, do Grace Kelly, nữ tài tử nổi tiếng có một vẻ đẹp lạnh lùng, diễn xuất vai chính. Grace Kelly (1929-1982) từng được trao tặng Academy Award trong phim The Country Girl (1954), còn đóng thành công trong hai phim khác của Hitchcock là Rear Window (1954) và To Catch a Thief (1955). Kelly sau bỏ nghề điện ảnh, trở thành công chúa của quốc gia Monaco, khi kết duyên với hoàng tử Rainer III năm 1956.

         The Man Who Knew Too Much (1956) được quay phim lại do James Stewart và Doris Day đóng vai chính. Phim này có bài hát được giải Academy Awards Qué Será Será tức là Whatever Will Be, Will Be của Jay Livingston và Ray Evans. Bài hát này có bản dịch tiếng Việt của Tiêu Khúc là Biết Ra Sao Ngày Sau (1958), ngày xưa ca sĩ Thanh Lan hát hay.

         Vertigo (1958)… và rất nhiều phim khác.

     Ða số đều là những phim trên, đều cho người xem nhiều cảm giác mạnh, hồi hộp.

     Hai phim cuối cùng Alfred Hitchcock chuyển sang thực hiện loại phim rùng rợn:

        Psycho (1960), phim đen trắng, do nam tài tử Anthony Perkins đóng vai một người điên, bị ám ảnh bởi người mẹ đã chết và thành sát nhân. Cảnh phim người điên giết người dã man trong phòng tắm làm ai xem cũng phải sợ. Phim này về sau được quay lại thành phim mầu, rồi lại thêm Psycho II và Psycho III, không do Alfred Hitchcock đạo diễn.

        The Birds (1963) kể chuyện những con chim điên khùng, họp lại thành đàn đi giết người.

    Tất cả những phim của ông, xem kỹ đặc biệt sẽ thấy Hitchcock đều xuất hiện thoáng qua một lần.

    Ngoài những phim điện ảnh, ông còn thành công trong những chương trình truyền hình Alfred Hitchcock Presents (1955-1965) và cũng là tác giả của những chuyện ngắn nổi tiếng được đặt tên là Stories To Be Read with the Lights On (1973).

     Năm 1980, sau khi được Hoàng Gia Anh trao tặng tước hiệu Hiệp Sĩ (Knighthood), ông từ trần cũng năm đó.

     Alfred Hitchcock (1899-1980) là một thiên tài điện ảnh của thế giới.

BS Phạm Anh Dũng, ABFP
Santa Maria, California, U.S.A.
Tháng 06, 2000

Kim Novak-tranh Mùi Quý Bồng

Nhạc Phạm Anh Dũng-Lời Vĩnh Phúc (3)

03 Wednesday Nov 2021

Posted by Phạm Anh Dũng in Uncategorized

≈ Leave a comment

Nhạc Phạm Anh Dũng-Lời Vĩnh Phúc: Hoài Mong, Người Yêu Dấu Mang Tên Một Loài Hòa và Thơ Ấu Qua Rồi  

Hoài Mong (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Vĩnh Phúc) Ẩn Lan hát, Nguyễn Hữu hòa âm, Hoàng Khai Nhan thực hiện video:
Người Yêu Dấu Mang Tên Một Loài Hoa (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Vĩnh Phúc) Ngọc Quy hát, Quang Đạt hòa âm, Hùng Hà thực hiện video:
Thơ Ấu Qua Rồi (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Vĩnh Phúc) Diệu Hiền hát, Quang Ngọc hòa âm, Hoàng Khai Nhan thực hiện video
Hoài Mong (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Vĩnh Phúc) Bảo Yến hát, Quang Đạt hòa âm, Kim Tuấn phối âm, Hoàng Khai Nhan thực hiện video
Người Yêu Dấu Mang Tên Một Loài Hoa (nhạc Phạm Anh Dũng, lời Vĩnh Phúc) Hoàng Quân hát, Vũ Thế Dũng hòa âm, Hùng Hà thực hiện video

Recent Posts

  • Nhạc Huế Phạm Anh Dũng
  • Karaoke Nhạc Phạm Anh Dũng
  • NHÀ GIÀ… CHÀO MI / Khánh Vân
  • Dạ Khúc-Bài Nhạc Quỳnh Cuối Cùng (Phạm Anh Dũng) Thu Vàng
  • Hoa Tương Tư – tập truyện thơ Hồng Thủy

Recent Comments

Chị Dung | Phạm Anh… on GIÒNG NHẠC PHẠM ANH DŨNG / Châ…
“Quái Kiệt” Trần Văn… on QUÁI KIỆT TRẦN VĂN TRẠCH (1924…
TIẾNG HÁT THU VÀNG |… on CD Tiếng Hát Lênh Đênh-Tiếng H…
Chuyện Chiếc Đàn Vĩ… on CD Đưa Người Về Phương Đô…
Mầu Sắc Thiếu Nữ Và… on Tranh & Nhạc, Quỳnh, Nguyễ…

Archives

  • May 2023
  • April 2023
  • March 2023
  • February 2023
  • January 2023
  • December 2022
  • November 2022
  • October 2022
  • August 2022
  • July 2022
  • June 2022
  • April 2022
  • March 2022
  • February 2022
  • January 2022
  • December 2021
  • November 2021
  • October 2021
  • September 2021
  • August 2021
  • July 2021
  • June 2021
  • May 2021
  • March 2021
  • January 2021
  • July 2020
  • May 2020
  • April 2020
  • February 2020
  • November 2019
  • October 2019
  • September 2018
  • November 2017
  • October 2017
  • September 2017
  • October 2016
  • May 2016
  • February 2016
  • December 2015
  • November 2015
  • October 2015
  • September 2015
  • August 2015
  • July 2015
  • June 2015
  • May 2015
  • November 2014
  • October 2014
  • September 2014
  • August 2014
  • July 2014
  • February 2014

Categories

  • Phạm Anh Dũng viết
  • Uncategorized

Meta

  • Register
  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.com

Categories

  • Phạm Anh Dũng viết
  • Uncategorized

CD Phạm Anh Dũng

Create a free website or blog at WordPress.com.

Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use.
To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
  • Follow Following
    • Phạm Anh Dũng
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Phạm Anh Dũng
    • Customize
    • Follow Following
    • Sign up
    • Log in
    • Report this content
    • View site in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
 

Loading Comments...