Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm Rượu hồng đào chưa nhấm đà say
Người Quảng Nam được biết đến nhiều với lời khó xóa được “Quảng Nam hay cãi” nhưng câu ca dao trên nổi tiếng từ lâu với một điều khó có thể “cãi”: Quảng Nam nổi tiếng về rượu hồng đào.
Tuy nhiên, khi đọc câu ca dao, là người ta liên tưởng ngay đến hai câu hỏi: có loại đất nào không mưa mà đã thấm và có rượu nào không uống mà lại say .
Ý nghĩa câu thứ nhất “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm” chắc bắt nguồn từ chính cái tên Quảng Nam, vùng đất thuộc châu Ô, châu Rý (còn gọi là châu Lý) do vua Chàm Chế Mân cống hiến cho vua Trần Anh Tông để cầu hôn Huyền Trân Công Chúa. Khi vua Chàm qua đời Công Chúa Huyền Trân được tướng Trần Khắc Chung đón về lại đất Việt và do đó không bị hỏa thiêu cùng chồng.
Sau đó vua Lê Thánh Tôn đặt tên vùng đất này là Quảng Nam với ý nghĩa Quảng là mở ra và Nam là phía Nam: mở ra về phía Nam. Nhà vua, cũng là thi sĩ Hồng Đức, muốn người Việt tiến về phương Nam để mở mang đất nước. Do đó theo Nguyên Ngọc viết trong quyển Tìm Hiểu Con Người Xứ Quảng, người Quảng Nam “nhạy cảm với cái mới, khao khát cái mới như đất hạn khát mưa, háo hức hút ngay từ giọt nước đầu tiên. Thậm chí khi chưa thật sự có giọt nước nào, chưa thật sự mưa đã náo nức hóng về mưa, cảm nhận ra nó rất sớm, chờ đón nó nồng nhiệt”.
Câu thứ hai “Rượu hồng đào chưa uống đà say” là câu còn có ý tả tình… yêu, diễn tả một sự yêu thương đến say đắm mà không cần đến rượu.
Trước hết người ta hay viết là “đã say” là chuyện say trong quá khứ, nhưng hay hơn phải viết là “đà say”vì nghe có vẻ như đến hiện tại người vẫn còn …ngây ngất.
Rượu hồng đào, đọc lên nghe thơm ngọt như là môi má hồng của một người đàn bà đẹp như hoa đào. Nghe đã thấy dễ… yêu. Chắc hẳn hồng đào phải là rượu màu hồng, đẹp và ngon.
Qua internet, trên thị trường (trong nước) thấy quảng cáo nhiều chỗ bán rượu hồng đào.
Rồi có các nguồn gốc, cách làm rượu hồng đào khác nhau. Có người tả rượu hồng đào được ngâm từ rượu ủ với trái đào tiên, có màu hồng tươi rất đẹp. Có người khác viết rượu hồng đào là rượu đế trắng có dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu cho có màu hồng.
Nhưng cũng có người cho rượu hồng đào chỉ là loại rượu … tưởng tượng như là lá diêu bông của thi sĩ Hoàng Cầm, nghĩa là không có thực. Và bất cứ chai rượu nào có bọc giấy bóng hồng hay đỏ, thắt nơ hồng hay đỏ cũng coi như rượu hồng đào được.
Thôi ta cứ coi như loại rượu chuyên dùng cho những đám cưới, rượu hợp cẩn nghĩa là rượu uống trong đêm động phòng sau lễ cưới.
Bây giờ nói chuyện không uống rượu mà say nhé. Thực tế cũng có chuyện không uống rượu mà say rượu, chuyện khó tin nhưng có thật.
Tiến sĩ Barbara Cordell (Dean of Nursing and Health Sciences Pancola College) và Bác sĩ Justin McCathy (Gastroenterologlist, Covenant Health) vài tháng trước trên báo International Journal of Clinical Medicine vừa trình bày một trường hợp bệnh lý như sau.
Bệnh nhân là một đàn ông 61 tuổi được nhập vào một bệnh viện ở Texas vì quá say rượu mà không có uống một giọt rượu nào cả. Lượng rượu trong máu Blood Alcohol Concentration BAC là 371 mg/dl hay .37% tức là hơn gấp 3 lần mức độ của người coi như bị ngộ độc vì rượu (alcoholic intoxication). Bệnh sử cho thấy trong 5 năm vừa qua, ông ta cứ bị say rượu đều đều, mà theo ông và vợ ông, ông không hề uống rượu.
Bệnh nhân nhập viện, đồ đạc mang theo được khám kỹ và không có ai được vào thăm. Trong 24 giờ quan sát, BAC được đo mỗi 2 giờ và khoảng sau 20 giờ lại lên đến 120 mg/dl tức là .12%. Phân (stool) được cấy và kết quả có một loại nấm tên là Saccharomyces carevisiae (brewer’s yeast) mọc lên. Được biết loại nấm này có thể làm lên men (fermentation) chất bột (carbohydrate) thành rượu. Bác sĩ cho là bệnh nhân có nấm này trong ruột và nấm đã làm lên men đồ ăn có chất bột để thành rượu và cuối cùng rượu thẩm thấu (absorbed) vào máu.
Bệnh nhân sau đó được chữa với thuốc trị nấm gồm fluconazole và nystatin trong nhiều tuần lễ. BAC được thử 4 lần trong 1 ngày trong nhiều ngày và luôn luôn là zero. Bệnh nhân đã được theo dõi trong vòng một năm rồi và không bị “bệnh” trở lại.
Thật ra y khoa đã có vài trường hợp được tường trình trong quá khứ tương tự như vậy, bắt đầu từ 2 trường hợp xảy ra ở Nhật Bản khoảng thập niên 1970.
Cuối cùng để kết thúc là một bài thơ ngắn, không biết tác giả là ai, nhặt được từ “net”. Bài thơ viết về rượu không uống cũng say và nhờ đọc nên biết được lý do thường xảy ra hơn, tại sao say mà không uống rượu:
Có rượu không uống mà say Hồn nay bay bổng vì ngây ngất tình Môi em đỏ, má em xinh Lòng người say đắm yêu… mình là anh
BS Phạm Anh Dũng, ABFP Santa Maria, California USA Tháng 12 Năm 2014
Ta Tiếc Thiên Đàng Mới Lập Xong (thơ Du Tử Lê, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Lệ Thu hát
Lệ Hoa (thơ Phan Xuân Hiệp, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Nhật Trường hát
Đã Một Lần tức Cổ Tích Tôi (thơ Định Nguyên, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm
Tóc Mây (thơ Sóng Việt Đàm Giang, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Quang Minh hát, Quang Đạt hòa âm
Tiễn Anh (thơ Trần Đức Tường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Trung Tín hát
Đường Chim Khuya (nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn, lời Phạm Quỳ) Thái Hòa hát, video Nguyễn Bá Trạc
Buổi Chiều Nhớ (thơ Như Thưòng, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm, Trần Tấn Phát video
Bà Rịa Tình Ta (thơ Vĩnh Ninh, nhạc Mạc Vũ – Phạm Gia Cổn) Ngọc Thúy hát
CD Hẹn Ước-11 Tình Ca Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn ***phổ thơ :Định Nguyên – Phan Xuân Hiệp – Như Thường – TSN Ngọc Diệp – Long Ân – Sương Mai – Trần Đức Tường – Lan Đàm – Amy Hồ ***Hoà âm: Vũ Thế Dũng *** Ca sĩ : Tâm Thư – Khánh Vy – Quang Châu – Trung Hiếu – Cẩm Vân)
Ta Tiếc Thiên Đàng Mới Lập Xong (thơ Du Tử Lê, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Lệ Thu hát
Lệ Hoa (thơ Phan Xuân Hiệp, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Nhật Trường hát
Đã Một Lần tức Cổ Tích Tôi (thơ Định Nguyên-, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm
Tóc Mây (thơ Sóng Việt Đàm Giang, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Quang Minh hát, Quang Đạt hòa âm
Tiễn Anh (thơ Trần Đức Tường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Trung Tín hát
Đường Chim Khuya (nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn, lời Phạm Quỳ) Thái Hòa hát, video Nguyễn Bá Trạc
Buổi Chiều Nhớ (thơ Như Thường, nhạc Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn) Tâm Thư hát, Cao Ngọc Dung hòa âm, Trần Tấn Phát video
CD Hẹn Ước-11 Tình Ca Mạc Vũ-Phạm Gia Cổn ***phổ thơ :Định Nguyên – Phan Xuân Hiệp – Như Thường – TSN Ngọc Diệp – Long Ân – Sương Mai – Trần Đức Tường – Lan Đàm – Amy Hồ ***Hoà âm: Vũ Thế Dũng *** Ca sĩ : Tâm Thư – Khánh Vy – Quang Châu – Trung Hiếu – Cẩm Vân)
Chiến tranh Việt Nam 1954-1975, dù gọi tên là gì chăng nữa, Nội Chiến, Chiến Tranh Xâm Lăng, Chiến Tranh Ủy Nhiệm, Chiến Tranh vì lý tưởng, vì chủ nghĩa….thì chẳng qua, đối với nhiều người, đó chỉ là một cơn bão tố, làm chết người, lôi cuốn ra biển khơi những nạn nhân vô tội, làm tan vỡ những giấc mộng, những mảnh đời một cách rất tức tưởi. Thế là có những éo le trong cuộc sống, luật sư đi làm bếp, làm nhà hàng, bác sỹ đi làm bố thắng, giáo sư chạy taxi…v.v…. Mấy ai trở lại được với những giấc mộng mà mình nuôi dưỡng, và tâm tình những người bất đắc chí đó, nào ai hay??.
Sau 75, nhiều hồi ký đã xuất hiện. Có những người trong quân đội nói về các trận đánh, có những cựu học sinh nói về mái trường của mình, có Chu Văn An, có Petrus ký, có Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm, có Y Khoa, có Dược Khoa, nhưng có một cái trường mà thú thật, đây là lần đầu tiên tôi được thấy, tôi được đọc …, đó là trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia . Mọi người ít để ý, vì trường này tương đối nhỏ, chỉ thâu nhận có khoảng 50 học sinh mỗi năm. Điều này làm tôi rất ngạc nhiên, vì người Việt Nam không phải là ít, mấy chục triệu . Tại sao sự đào tạo các nữ hộ sinh ít thế, có đủ cung ứng cho nhu cầu không, và khoảng trống giao cho ai ??? hay ở các tỉnh nhỏ, tại các nơi hẻo lánh, thì đàn bà “đi biển một mình” . Nhưng thôi, tạm gác lại câu hỏi đó để đọc lại cuốn hồi ký mới xuất hiện năm 2022.
Tôi vừa nhận được từ tác giả cuốn sách đó. Cuốn sách mang tên Thế Sự Thăng Trầm. Tác Giả là Trần Bảo Anh. Thoạt nhìn tên, người ta nghĩ rằng tác giả phải là một người đàn ông đã chín chắn, đã có một kinh nghiệm nào đó với cuộc đời, bởi đã dám đề cập tới thế sự. Bởi những lẽ đó, khi đọc xong, ngạc nhiên được biết tác giả là một phụ nữ, một cựu học sinh của trường Nữ Hộ Sinh. Thế sự thì nhiều vô kể, nhiều mặt, nhiều lãnh vực. Thế nhưng thế sự quan trọng nhất đối với một con người là thế sự liên quan đến họ và sau đó mới tới thế hệ của họ, nói chung. Vì thế, cuốn Thế Sự Thăng Trầm làm tôi có cảm giác đây là hai cuốn sách ghép lại với nhau. Cuốn thứ nhất liên quan đến vận mệnh của một người nữ hộ sinh, học và ra trường, hành nghề tai Miền Nam trong các thập niên 60.70, trước và sau khi Sài Gòn xụp đổ. Cuốn thứ hai liên quan đến Miền Nam, đến những người công chức, quân nhân, đến những mẩu chuyện đời, xưa và nay đối chiếu. Kể cũng lạ, vì nữ giới ít đề cặp tới đề tài này.
Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia năm cạnh Bảo Sanh Viên Từ Dũ, nơi mà sau này Việt Cộng đổi tên thành xưởng đẻ Từ Dũ cho xứng với danh xưng “đỉnh cao nhân trí tuệ” của bọn chúng. Từ bảo sanh viện, ta có thể đi bộ sang trường này dễ dàng. Hồi đi học, tôi đã có nhiều năm tháng miệt mài tập sự nơi nhà thương này, nhưng ít để ý tới sự sinh hoạt của các nữ sinh nơi đây, xem họ sinh hoạt ra sao. Nay mới có dịp đi sâu vào cái “thế giới đàn bà” đó. Nhờ sự tiết lộ của tác giả, ta biết rằng thời gian huấn luyên là ba năm sau Tú Tài, bằng thời gian của Võ Bị Đà Lạt nếu tôi không lầm,( hay có lầm, cũng chút chút thôi).Về ăn ở, sinh hoạt, kỷ luật, thì cũng như một quân trường, rất nghiêm ngặt, có các huấn luyện viên, gọi là các “mô”(monitrice) giám sát. Về chuyên môn, thì việc đào tạo và thực tập không khác trường Y, nhưng hạn chế trong một môi trường giới hạn hơn. Tác giả đã mô tả một cách rất tỉ mỉ về ngôi trường, các nhân vật nay đã đi vào dĩ vãng, những ông thầy, những nhân viên, những người gác gian, tất cả. Có khi dễ thương, có khi khó chịu, nham hiểm, nhưng họ cũng đã để lại những dấu vết khó quên.
Một năm. Hai năm. Rồi 3 năm, người đọc được tác giả dẫn dắt cho tới khi ra trường, vào nghề…Thời tác giả lên đến năm cuối cùng, thì cũng là năm mà giáo sư Trần Anh bị ám sát…nói thế để mọi người hình dung được đó là thời chiến tranh đang diễn ra tàn bạo tại đất nước mình. Khuôn khổ của bài viết này không cho phép tôi đi vào chi tiết nhưng những trang hồi ký thì nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy việc đào tạo các nữ hộ sinh bài bản đến thế nào. Không bao giờ có chuyện nhờ chuyên tu, nhờ quen tay mà sống lâu lên lão làng, từ một người học lực lớp ba trở thành nữ hộ sinh được, trừ bọn Cộng Sản !!!
Ra trường, người sage femme đó ( khi còn được huấn luyện trong trường, họ được gọi là sage fille), dù đậu cao, tình nguyện đi xuống Miên Tây phục vụ. Và kỳ lạ thay, bà đã chọn nhiệm sở đầu tiên là Quân Y Viện Long Xuyên- Phải chăng nghề nhiệp của hai người anh đã ảnh hưởng bà, nhất là người anh thứ hai, một bác sỹ Thủy Quân Lục Chiến. Vào thời điểm đó, tôi còn ở trong quân đội, và cũng phục vụ tại Miền Tây, tỉnh Cần Thơ, cách Long Xuyên không xa. Những gì tác giả nhìn thấy tại Long Xuyên cũng là những gì tôi nhìn thấy tại Cần Thơ, những thương binh, những chết chóc, những đổ vỡ, máu và nước mắt,…. và Chiến tranh…Khác hơn là sau đó tác giả thuyên chuyển về Từ Dũ trong khi tôi ở lại đến ngày định mệnh.
Rồi ngày 30 tháng tư năm 1975 đến với người dân Miền Nam như một tai họa trên trời rớt xuống. Tác giả phải miễn cưỡng ở lại với quân thù, phục vụ trong hàng ngũ họ mấy năm trời, nạn nhân của những cán bộ xuất thân là các “phu quét đường”. Làm như quét đường mãi thì thành nữ hộ sinh lãnh đạo, không cần học Anatomie, không cần học Physiologie !!!. Trong bối cảnh đó, nhờ người anh Thủy Quân Lục Chiến, bà vượt biên và định cư ỏ Mỹ, đến nay đã được mấy chục năm, dĩ nhiên không trở lại với nghề nghiệp của mình được, tuy không bao giờ quên được mộng ước của thời son trẻ, thời của một sage fille.
Thời gian cứ lạnh lùng trôi, Ngày nay bà đã ở vào một giai đoạn “không phải lo đến cơm áo” nữa nên có cơ hội nhìn lại đời mình, có cơ hội viết về thế sự thăng trầm. Những gì đọc trong cuốn sách đó là những chuyện nhiều khi đã biết, nhiều khi chưa, về những người sống tại Miền Nam, quân , cán, chính…đủ các hạng người.Mẫu số chung của họ là lòng can đảm, là sự lương thiện. Nhưng ỏ đây có một nhận xét là những người ở trong quân chủng Thủy Quân Lục Chiến được ưu tiên hơn các người khác. Những gì đã được viết ra, đáng để tác giả đạt danh hiệu “Người Binh Nhì Danh Dự của Thủy Quân Lục Chiến”. Dĩ nhiên không thể quên sự uyên bác của tác giả khi so sánh những nhân vật ngày nay với những nhân vật của một thời xa xưa, của những truyện Tầu mà chúng ta say mê khi còn nhỏ.
Mấy chục năm ở Mỹ, nằm nhà Mỹ, ăn cơm Mỹ mà tác giả viết rất ít về quãng đời sau. Hình như những năm tháng đó đối với tác giả mới là giá trị, mới là đáng nhớ, tuy nó rất ngắn ngủi. Tác Giả cho biết khi chấm dứt phần hồi ký : Chỉ tiếc rằng không có cơ hội làm sage femme trở lại, vì tôi luôn luôn nghĩ rằng ” deliver a baby” là cả một nghệ thuật. Âu cũng là ý trời… Vâng, âu cũng là ý trời, cả nước Việt Nam cũng thế.
Tôi quen Dạ Lan từ lâu qua những emails gửi qua lại về âm nhạc Và thường Dạ Lan trả lời email ngay, trong vòng 1 vài giờ là cùng Tạm gọi Dạ Lan là “fan” vì Dạ Lan thích nghe nhạc của mình (email kỷ niệm còn giữ dưới đây là về bài… Dạ Quỳnh Hương)
Ngày xưa khi còn ở VN vẫn nghe Dạ Lan phát thanh, nhiều người nghe, qua đài Quân Đội Chương trình tên là “Dạ Lan, tiếng nói của người em gái hậu phương” (muốn nghe lại hay xem hình ảnh Dạ Lan chỉ cần google) Chắc nhiều người còn nhớ đó là phương tiện an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ có hiệu quả
Dạ Lan có cho biết mình là Dạ Lan 2, đang ở Hoa Kỳ. Trước đó là Dạ Lan 1 So sánh thì Dạ Lan 2 thời gian làm việc cho trương trình, tuy sau nhưng là gấp đôi Dạ Lan 1
Chuyện tôi và Dạ Lan, chỉ có thỉnh thoảng gửi thư cho nhau chuyện trò về âm nhạc, thôi Vài hôm trước được tin Dạ Lan qua đời Tôi có thói quen mỗi khi có ai qua đời thì viết email cuối cùng cho họ Nếu không có trả lời thì đành xem như là… vậy Tôi viết cho email cho Dạ Lan hôm qua không có trả lời
Sáng sớm ngủ dậy thấy buồn quá gửi Dạ Lan 1 bài hát tạm biệt Mong Dạ Lan ngủ yên nhé Sẽ nhớ Dạ Lan mãi
Bài Ca Cuối Cùng (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, Max thực hiện b&w video:
Phạm Anh Dũng
(23 tháng 3, 2022)
———- Forwarded message ——— From: Lan Da <> Date: Sun, Jul 15, 2012 at 7:58 AM Subject: Re: Mời xem hoa quỳnh đang nở và nghe lại … Dạ Quỳnh Hương To: Pha.m Anh Du~ng <>
cam on anh Dung , Hoa quynh trang dang no ,dep qua anh Dung oi. ! Da quynh huong …dong nhac van tuyet voi. DL
Được sự ưu ái của tác giả Phạm Thái Thanh Lan, tức nữ danh ca Thanh Lan, ký tặng cuốn hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” khi vừa mới in xong tại nhà in Xpress Print, Garden Grove, California, tuần trước do quen biết văn nghệ và mình cũng từng xuất bản hai cuốn sách dưới bút hiệu Trần Củng Sơn, nên viết mấy dòng giới thiệu tác phẩm văn xuôi đặc biệt này.
Khỏi nói, ai cũng biết Thanh Lan là một trong những ca sĩ nổi tiếng trong sinh hoạt ca nhạc của Việt Nam từ mấy chục năm trước.
Sách dày 415 trang với 64 tấm hình của Thanh Lan trải dài từ lúc bé đến lúc thành danh trên sân khấu nghệ thuật. Sách gồm 26 chương, chia làm ba phần.
Tác giả Phạm Thái Thanh Lan sinh năm 1948 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, cha họ Phạm gốc Hà Nội và mẹ họ Thái gốc Huế. Gia đình vào Sài Gòn sinh sống trước khi đất nước chia đôi theo Hiệp Định Geneva 1954.
Cuốn hồi ký mở ra với Chương 1 và Chương 2 miêu tả cuộc gặp gỡ của cha mẹ Thanh Lan thời trẻ và cuộc sống ở miền Bắc thời Pháp thuộc, lúc Thanh Lan chưa ra đời, nhưng do tác giả nghe người lớn kể mà viết lại.
Dù vậy, câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc.
Cha của tác giả làm thầu khoán xây dựng, mẹ giỏi ngoại ngữ nên công việc làm thoải mái, lương cao, và đời sống của gia đình khá giả ở Sài Gòn.
Thanh Lan học trường Pháp bậc tiểu học và trung học, vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn tốt nghiệp cử nhân Anh Văn trước năm 1975. Vì thế tác giả còn viết hồi ký bằng tiếng Anh, có tựa đề “Tumultuous Life,” rồi tự dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Bão Tố Cuộc Đời.”
Với ý nghĩ kể lại câu chuyện đời mình, qua những thăng trầm lịch sử Việt Nam, bằng cuốn hồi ký Anh Ngữ, tác giả muốn giới trẻ Việt Nam lớn lên ở xứ người hiểu được và cũng để cho mọi người trên thế giới đọc được.
Vì thế, trong bản Việt Ngữ, văn phong tác giả phảng phất lối văn dịch thuật, và đây cũng là nét đặc biệt của “Bão Tố Cuộc Đời.”
Từ Chương 3 đến Chương 8 là cuộc đời hoa mộng của tác giả, trải qua cùng đời sống tự do của dân chúng dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Thanh Lan học dương cầm từ nhỏ, có năng khiếu ca hát, được mời hát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 13 tuổi, rồi trở thành ca sĩ hát nhạc Pháp, nhạc Anh, cũng như nhạc Việt, được mời đi các nước Âu Châu, Á Châu trình diễn, được mời đóng phim ngoại quốc, được báo giới Sài Gòn bầu là “Ảnh Hậu Nghệ Sĩ năm 1974.”
Hát hay cả nhạc ngoại quốc cùng nhạc Việt, vóc dáng xinh xắn, trình độ đại học (rất hiếm thời kỳ thập niên 1970 tại Sài Gòn), cho nên Thanh Lan rất nổi tiếng, nhất là đối với giới trẻ, học sinh, và sinh viên thời bấy giờ.
Trong phần này, với những sự việc xảy ra ở thủ đô Sài Gòn trước 30 Tháng Tư, 1975, qua ngòi bút của tác giả, làm độc giả lớn tuổi bồi hồi nhớ lại những năm tháng dễ thương thời Việt Nam Cộng Hòa.
Phần 2, “Cuộc Biến Động,” mới là phần nổi bật của hồi ký sau khi Sài Gòn thất thủ, miền Nam tự do bị chế độ độc tài tàn ác của Cộng Sản cai trị. Giống như nhiều người dân miền Nam từ sau Tháng Tư, 1975 cho đến cuối thập niên 1980 tìm cách vượt biển, vượt biên bằng đường bộ trốn khỏi đất nước, Thanh Lan cũng bồng đứa con gái nhỏ từ Sài Gòn đi theo các nhóm ra Vũng Tàu, rồi Bến Tre, lên thuyền ra khơi, nhưng kém may mắn, mấy lần vượt biển thất bại bị công an bắt giam.
Lần đầu Thanh Lan bị nhốt ở trại dành cho dân vượt biển ở gần Vũng Tàu năm 1976 trong nửa năm. Thật thảm thương cho cô ca sĩ xinh đẹp nổi tiếng, tuổi chưa đến 30 phải chịu cảnh giam cầm đau khổ cùng với đứa bé gái. Thời đó lúc tôi chưa vượt biển đã nghe bạn bè kể chuyện Thanh Lan khổ sở trong trại tù Cộng Sản. Bây giờ đọc hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” mà bồi hồi.
Có nhiều cô gái bất hạnh vượt biển thất bại bị bắt nhốt chịu nhiều đau khổ như một người bạn đã trải qua, nhưng chưa ai viết thành sách, và Thanh Lan đã làm được điều này. Đọc những nỗi buồn ngục tù của tác giả thật thấm thía.
Lần thứ hai vượt biển, thuyền từ Bến Tre ra được ngoài khơi nhưng lại gặp tàu công an bắt và Thanh Lan bị giam ở trại tù Rạch Giá. Đoạn văn cảm động và đặc biệt tả cảnh ca sĩ tù nhân Thanh Lan nửa đêm hát những ca khúc lãng mạn cho các tù nhân khác nghe, những bài hát được gọi là nhạc vàng bị Cộng Sản cấm đoán, nên người dân rất thèm nghe. Thêm một chi tiết đáng nhớ là mấy tên công an trẻ gác tù cũng đứng bên ngoài lén nghe tác giả hát dù hát rất nhỏ.
Thanh Lan viết: “Đêm về, họ ngồi xung quanh tôi bên ánh đèn leo lét của ai đó đã có may mắn được người nhà gửi vào, tôi sẽ lại hát nho nhỏ những bài hát bị cấm của một thời đã mất, những dòng nhạc quý báu trong trái tim mình, họ nín thở mà nghe. Dù cho tôi hãm giọng lại hết sức, họ vẫn muốn nghe rõ từng chữ, môi họ mấp máy như cùng hát với tôi. Khi mọi người trong thành phố đang ngủ, một nhóm tù tội nghiệp vẫn còn thức ở đây, ngồi cạnh bên nhau, cùng đưa nhau về thời hoa mộng ngày xưa.”
Khi được thả từ trại giam Rạch Sỏi về Sài Gòn, Thanh Lan bị bắt nhốt trong trại tù Phan Đăng Lưu vì nghi đã vượt biển thất bại rồi trở về, nhưng sau mấy ngày biết cách khai với công an nên được thả. Từ đó tác giả không còn nghĩ đến chuyện vượt biển nữa.
Mãi đến cuối năm 1993, diễn viên điện ảnh Thanh Lan đóng vai chính trong cuốn phim “Tình Người,” do đạo diễn Lê Tuấn ở California thực hiện, và tác giả được giấy phép rời Việt Nam để sang Thái Lan tới tòa đại sứ Hoa Kỳ mà xin chiếu khán vào Mỹ để dự buổi ra mắt phim này. Ban tổ chức đã nhờ một vị dân biểu Mỹ ở Orange County can thiệp và cuối cùng Thanh Lan đặt chân tới xứ sở tự do vào đầu năm 1994 sau 19 năm bôn ba tìm đường ra khỏi đất nước. Cũng trong năm 1994 này, Thanh Lan làm đơn xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và được chấp thuận.
Phần 3, “Người Viễn Xứ,” kể lại những sinh hoạt nghệ thuật của ca sĩ Thanh Lan nơi hải ngoại từ năm 1994 cho đến năm 2020 là năm thế giới bị đại dịch COVID-19 để tác giả viết chương cuối hoàn tất cuốn hồi ký.
Dù là một ca sĩ nổi tiếng nhưng khi viết hồi ký tác giả không bàn nhiều về sinh hoạt trong giới ca nhạc, chỉ kể những mảnh đời của mình bên cạnh người thân kèm theo những sự kiện xã hội đất nước. Qua những dòng chữ đó, độc giả thấy được bức tranh tổng quát hoàn cảnh quê hương suốt mấy chục năm.
Một điểm cần biết là tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã đổi tên những nhân vật được ghi trong hồi ký như tên chồng, tên bằng hữu, tên con gái với lý do tôn trọng quyền riêng tư của họ, chỉ nêu tên những nhân vật nổi tiếng với sự cân nhắc rằng không ảnh hưởng đến họ. Đây cũng là một nét đặc biệt của hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời.”
Và đây cũng là một điều cần lưu ý vì khi mình nêu tên một cá nhân nào đó hoặc đưa một bức ảnh có người nào đó cho dù là bạn bè ra công chúng thì nếu họ không thích sẽ có rắc rối xảy ra.
Năm nay tác giả Phạm Thái Thanh Lan đã 74 tuổi, làm được một việc quan trọng là phát hành cuốn hồi ký bằng tiếng Anh và tiếng Việt ghi lại thăng trầm cuộc đời của mình để bằng hữu, người hâm mộ, giới trẻ thuộc thế hệ sau biết thêm về tác giả và những kỷ niệm lịch sử quê nhà.
Cuốn hồi ký xứng đáng được có trong tủ sách gia đình với nội dung phong phú và những cảm xúc thật lòng của người viết. Tác giả thức khuya mỗi đêm, viết tay, rồi gõ chữ bằng máy vi tính suốt bốn năm để hoàn tất tác phẩm, với cảm giác của một người sáng tác vừa sinh đứa con nghệ thuật, nhất là chữ nghĩa thì thật là sảng khoái. Chúc mừng nhà văn Phạm Thái Thanh Lan, ca sĩ Thanh Lan!
Buổi ra mắt hồi ký “Bão Tố Cuộc Đời” của Thanh Lan sẽ diễn ra từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối tại nhà sách Tự Lực, 14318 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843. Tác giả sẽ ký tên vào sách cho người hâm mộ.
Chị ruột yêu thương của tôi, tên là Phạm Thị Dung và các bạn chị gọi là Phạm Dung hay Phạm Dung-Lê Đình Điểu (ghép tên chồng vào), nhưng tôi chỉ thích gọi hay viết: chị Dung. Anh Điểu, anh rể tôi, viết nhiều thơ bút hiệu là Y Dịch.
Chị vừa qua đời, tôi bàng hoàng và vì mất chị thành muốn viết vài hàng.
Gia đình tôi tất cả 13 anh em, nay không có chị nữa, chỉ còn 3 và anh chị em tôi không ai có thể so được với chị. Từ ngày xưa còn bé cho đến bây giờ, lúc nào tôi cũng xem chị như một tấm gương sáng để theo.
Chị Dung ít nói nhưng nghiêm và tôi chắc chắn các anh chị em chúng tôi đều nể phục nghe lời chị, dù chị không phải là con trưởng ở gia đình. Riêng tôi, tôi còn “sợ” chị vì hồi nhỏ hay bị khảo bài trước khi đi học. Có lẽ vì vậy sau này tôi học cũng tạm đâu vào đấy. Thú thật trong nhà chỉ có chị Dung và anh Vân (cũng qua đời lâu rồi) là đáng kính cảm phục, còn lại đám anh chị em trước sau, kể cả bản thân tôi đều không nhiều thì ít đều không hoàn toàn.
Chị nghiêm nhưng chị cũng rất hiền, rất tốt với mọi người, giúp đỡ tất cả kể cả người lạ nhưng không may. Điểm này chị giống mẹ chúng tôi y hệt. Cụ đã hết tiền dành dụm vì nấu cháo cho người đói ăn hồi nạn đói năm Ất Dậu.
Chị Dung rất thích âm nhạc. Chị đã từng đậu vào Quốc Gia Âm Nhạc, chị thích học mandolin, nhưng nhà không đủ điều kiện để chị học cả chữ và nhạc.
Chị học Trưng Vương, ra trường đậu Tú Tài hạng cao được học bổng đi Hoa Kỳ học.
Trước đó chị bắt đầu quen với anh Điểu và hai người yêu nhau. Khi chị đi Hoa Kỳ năm 1961, với bút hiệu Y Dịch, anh có làm bài thơ Tiễn Em và tôi có viết thành bài nhạc Tháng Bảy Chưa Mưa năm 1992.
Lúc đó còn một kỷ niệm vui là “ai” chụp ảnh chị đang đi xe velosolex đăng lên National Geographic tháng 10 năm 1961, sau khi chị đã đi. Chị không nói, mãi đến sau này tôi mới biết.
Năm 1963, chị tốt nghiệp BS of Nursing và lấy được bằng hành nghề Registered Nurse. Khi về nước chị đi dạy Nursing ở trường Cán Sự Điều Dưỡng và dạy Anh Văn ở Hội Việt Mỹ. Anh Điểu, chồng chị, làm đến Cục Trưởng Cục Nội Vụ của Tổng Cục Thông Tin Chiêu Hồi nhưng vẫn không đủ sống thoải mái vì chị vẫn phải giúp đỡ cha mẹ và các anh chị em.
Chị Dung hiền không trách ai bao giờ. Hiền đến nỗi chỉ thở dài, không trách cứ ai, kể cả nhưng người tưởng là bạn nhưng đã làm hại đến chồng con, gia đình mình. Tôi chưa hề thấy chị nói xấu người khác bao giờ.
Nhưng chị cũng rất vững vàng. Sau “giải phóng” 1975, chị mất việc và ở nhà nuôi 3 đứa con bằng cách thổi xôi bán chợ trời khi chồng đi học cải tạo. Khó tưởng tượng và thật là kiên trí, mẹ bồng bế 3 con lôi thôi lếch thếch vượt biên 9 lần, vài lần bị bắt tù, mà vẫn không thoát!
Sau những cái rủi cũng đến cái may. Rồi sau gia đình cũng may qua được Pháp 1983, khi anh Điểu đi học tập về, vì bố chồng chị ngày xưa là Trung Úy Quân Đội Pháp và dù cụ đã qua đời rồi chính phủ Pháp vẫn lo cho gia đình đi.
Tôi đón gia đình anh chị qua Hoa Kỳ năm 1985. Anh Điểu theo nghề ký giả cho báo Việt, nghề bạc bẽo, bận, không có tiền và thỉnh thoảng còn bị “chụp mũ”. Căn bản là lương của chị Dung hành nghề school nurse. Vợ chồng sau cũng mua được nhà cửa ở Bellflower, giữa Orange County và Los Angeles. Gia đình, con cái… hầu như mọi sự do chị lo để anh đi lo chuyện “vác ngà voi”.
Rồi anh Điểu qua đời 1999 vì bệnh bất ngờ và chị Dung “ở vậy” từ đó đến nay, kể cả khoảng 10 năm ở một mình trong căn nhà cũ đầy kỷ niệm. Những năm sau này có con cháu về ở chung cũng đỡ vắng vẻ hơn.
Khoảng 2 năm rưỡi trước đây, chị được bác sĩ cho biết là bệnh nặng cần hóa quang trị và giải phẫu. Chị qua các trị liệu dễ dàng. Nhưng khoảng sáu tháng sau này bệnh quay lại và lần này có không thuốc chữa được.
Ba ngày trước, cháu Y Sa, con gái chị gọi điện thoại cho biết tin dữ. Dù biết chuyện không tránh được, tôi nghẹn lời không nói ra lời và phải cúp điện thoại. Hôm nay nghĩ và viết những dòng này mới thấy chị là một con người thật “đẹp” và tôi dám chắc chị Dung đã dễ dàng siêu thoát về nơi cao, nơi có anh Điểu đang chờ đã 20 năm.
Chị Dung đã “đi xa” mãi mãi rồi!
Phạm Anh Dũng ngày 29 tháng Tư năm 2019
Anh chị Điểu-Dung (ảnh do anh Trần Đại Lộc tình cờ chụp)
********************
Tấm ảnh “Hình ảnh một buổi chiều”
Tôi vẫn thích sưu tầm ảnh đẹp. Nhìn ngắm một bức ảnh đẹp, thấy lòng mình như lắng xuống, thấy tâm hồn như dịu lại và cuộc sống như cũng dễ chịu hơn. Không chỉ thích ảnh đẹp tôi còn thích đặt tên cho ảnh. Nhiều ảnh không cần phải đặt tên, thế nhưng có đôi lúc gặp bức ảnh gợi nhiều cảm xúc tôi vẫn muốn tìm cho ảnh một cái tên.
Tấm ảnh tôi xem được ở nhà chị Dung là một ảnh như thế. Tấm ảnh khá quen thuộc với những người thân của chị. Tôi gọi tên ảnh là “Hình ảnh một buổi chiều”.
Tôi nhớ, trong chuyến đi Nam Cali ngắn ngày nhiều năm trước, chị Dung nhắn vợ chồng tôi ghé nhà chơi. Trước đó tôi được chị gửi tặng tập sách quý với chữ ký chỉ phác vài nét tên chị, cũng dung dị như tính cách của chị. Trong sách có cái “note”, chị nói phải gửi qua bưu điện vì chờ mãi chẳng thấy xuống để đưa tận tay. Tập sách đầy đặn, là “Tuyển tập Lê Đình Điểu”.
Chị Dung có lối nói chuyện thật tự nhiên và thân mật khiến người nào gặp chị lần đầu cũng cảm thấy thoải mái và gần gũi.
Hôm ấy tôi cũng được gặp những con người thật nghệ sĩ trong gia đình chị là chị Bích Huyền (phụ trách “Chương trình thơ, nhạc” quen thuộc đài VOA) và anh chị Phạm Anh Dũng (nhạc sĩ sáng tác, với nhiều ca khúc phổ thơ).
Sau bữa cơm gia đình là buổi “trà đàm” văn nghệ khá lý thú giữa mấy chị em trong nhà. Tôi không định nhắc tên anh Điểu, thế nhưng đến khi chị Bích Huyền đọc câu thơ trong bài thơ nào của Y Dịch,
Lần đầu em hát theo tà áo Lần đầu anh bối rối bàn tay
tôi buột miệng hỏi chị cái lần “anh bối rối bàn tay” ấy có phải là “thuở ban đầu” của anh chị. Hỏi thế là có lý do, tôi nhớ có đọc đâu đó anh Điểu kể chuyện có lần anh phải đỏ mặt xấu hổ vì bị thầy giáo hay cô giáo trong lớp chị “bắt quả tang” anh lóng ngóng đứng chờ chị ngoài hành lang lớp học.
Tôi chỉ nhớ được mỗi câu lục bát của anh, bèn đọc cả nhà nghe và nói tôi thích câu thơ ấy vì rất gần với ca dao và thơ Nguyễn Bính.
Mùa thu có lá ngô rơi Có đôi người mới thành đôi vợ chồng
Chị Dung nói chị cũng thích câu thơ ấy và anh chị đều thích thơ Nguyễn Bính. Rồi vui chuyện, chị kể thêm những bài thơ nào anh viết tặng chị, những bài hát nào hai người cùng thích, những cuốn phim nào hai người cùng xem như là những kỷ niệm ngọt ngào và cả những nơi chốn đầy những “dấu chân kỷ niệm” của anh chị kể từ ngày hai người gặp nhau, yêu nhau trong sân trường Văn khoa. Tôi nhớ chị nhắc tên phim “Vũ điệu trong bóng mờ” (La valse dans l’ombre) và tên bài hát “Tà áo Văn quân” của Phạm Duy Nhượng, như nhắc tôi nhớ ra rằng từng có một bài hát đẹp như thế trong nhạc Việt, kể về câu chuyện… “Một chàng phiêu lãng, ôm đàn tới giữa đời.“
Từ lúc ấy tôi chỉ có mê mải ngồi nghe và nghe, chỉ thỉnh thoảng góp chuyện. Tôi nhớ định nói chị nên viết hồi ký kể lại câu “chuyện hai người” ấy nhưng lại thôi, và chỉ nói thật tiếc là tôi đã không được gặp anh ngày trước.
Đến một lúc câu chuyện tạm ngưng, chị Dung bỗng đứng dậy nói vợ chồng tôi đi theo chị. Chúng tôi bước vào căn phòng nhỏ tĩnh lặng, được chị cho biết là phòng làm việc của anh Điểu. Chị nói từ ngày vắng anh, chị giữ nguyên trạng các vật dụng bày biện trong phòng, như là anh chỉ mới vừa đi xa. Thỉnh thoảng chị vào phòng lau chùi bụi bặm, kéo màn cửa cho ánh nắng rọi vào.
Đứng bên chị, tôi đưa mắt nhìn quanh. Những giá sách, thật nhiều sách, và những tranh ảnh rải rác. Tôi chú ý chiếc khung ảnh trên bàn làm việc của anh. Tấm ảnh đen trắng, mờ mờ. Chị đứng nép một bên vai anh, tựa đầu lên vai anh. Anh cúi nhìn chị, nụ cười ấm áp thương yêu. Cánh tay chị quàng lên vai anh, và bàn tay anh nắm giữ bàn tay chị. Anh có nụ cười thật hiền, chị có miệng cười thật đẹp, để lộ đường răng trắng. Trông anh chị như đôi chim bồ câu quấn quýt không rời.
Tôi đứng nhìn thật lâu, như bị hút vào tấm ảnh, tưởng nhìn thấy được hạnh phúc trên nét mặt chị, trên nụ cười chị và cả trên những lọn tóc chị. Tựa đầu lên vai anh, khuôn mặt chị nằm nghiêng, mái tóc cũng nằm nghiêng. Mái tóc anh từng yêu, từng viết thành bài thơ tặng chị. Tôi không nhớ bài thơ như thế nào nhưng nhớ rằng bên dưới cái tựa chỉ có một chữ “Tóc” ấy anh viết xuống câu dẫn vào bài nhạc “Hình ảnh một buổi chiều” của Lâm Tuyền và Dạ Chung, “Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả, anh chỉ giữ hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em.”
“Ảnh cũ lắm rồi,” chị Dung nói. Tôi nói tấm ảnh đẹp giống như bài thơ hay, chẳng bao giờ cũ cả. Tôi lại quên hỏi chị ảnh chụp lúc nào, ở đâu. Không gian ấy có thể là buổi sáng hay buổi chiều nhưng tôi cứ cho là buổi chiều vì nhớ dòng chữ anh Điểu ghi trên đầu bài thơ tặng chị. Nơi chốn ấy có thể là đồi cỏ hay cánh đồng nào ở miền quê. Xa xa, sau lưng hai người, là rặng núi mờ mờ.
Trong thoáng chốc, tôi thấy lòng mình như se lại. Tôi nghĩ đến những lần chị Dung một mình bước vào căn phòng vắng lặng ấy, một mình chị ngắm nhìn những kỷ vật nằm im lìm ấy, và cả tấm ảnh mờ mờ đánh thức trong chị những thoáng hạnh phúc mơ hồ, xa xăm. Chị giữ căn phòng ấy như giữ chút hơi ấm của người chồng muôn thuở.
Sau ngày anh mất, chị Dung đã có những năm sống một mình, lặng lẽ như chiếc bóng trong ngôi nhà đầy kỷ niệm ở Bellflower. Chị làm bạn với hoa lá trong mảnh vườn sau nhà, chị tận hưởng sự tĩnh lặng và cứ một mình một bóng như thế cho đến khi các con chị dọn về ở với chị.
Trở vào phòng khách, tôi nói đùa câu gì đó cho chị vui, nhưng không thấy chị cười. Chị lặng yên như đang suy nghĩ chuyện gì hay đắm chìm trong thế giới nào riêng tư.
Nhớ lần sau cùng tôi gọi điện thoại thăm chị Dung. Chị nói dạo sau này không được khỏe lắm, rồi chị nói sang chuyện khác. Chị Dung là vậy, chị chia sẻ niềm vui, chị giấu kín nỗi buồn. Chị không nói về mình, chị chẳng kể ai nghe, nhiều bạn bè chị không hề hay biết gì về bệnh tình của chị cho đến khi…
Hôm được tin chị mất, tôi tưởng mình nghe lầm, tôi mong là mình nghe lầm.
Cứ mỗi lần hay tin một người thân quen nào đột ngột qua đời, tôi lại có cảm giác thật hụt hẫng như vừa bước hụt vào khoảng không và nhận rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa đến tột cùng của đời sống.
“Thứ Bảy này cả nhà sẽ tiễn đưa chị Dung,” chị Bích Huyền nói với tôi đêm qua. Chị rưng rưng nói chị rất buồn và nhớ.
“Chắc giờ này chị Dung đã gặp lại anh Hà,” sau cùng chị Bích Huyền nói.
“Tôi cũng tin như vậy,” tôi nói vậy, rồi mở cánh cửa sau bước ra ngoài, ngước nhìn bầu trời đêm lác đác sao. Tôi dõi mắt trông về một ngôi sao xa nhất, khi ẩn khi hiện trên nền trời đen thẫm, trông xa vẫn thấy lấp lánh như có một linh hồn.
“Em đi rồi, anh trở về hồn lạnh, mắt sao rơi…“
Câu hát ấy ở trong bài nhạc phổ thơ Y Dịch, bài thơ “Tiễn em” anh viết tặng chị khi tiễn đưa chị lên đường du học Hoa Kỳ, là thời kỳ hai anh chị mới yêu nhau… thì xa nhau. Người phổ bài thơ ấy là em chị Dung, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng.
“Hai nốt nhạc ‘sao rơi’ ấy nghe thật là mênh mang,” tôi nói với anh Dũng như vậy.
* * *
Chị Dung đã sẵn sàng và chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi xa của chị. Chị bình thản chờ đợi điều xấu nhất đến với mình; hơn thế nữa, chị mong đợi điều ấy đến với mình.
Chị mong đợi ngày ấy, như anh từng mong đợi chị, như anh và chị từng mong đợi nhau suốt những năm chị du học, suốt những năm anh tù tội. Anh và chị đã quen chờ đợi. Thế nhưng chị không thể bắt anh chờ đợi lâu hơn nữa.
“Mẹ để bố chờ lâu quá rồi, mãi đến 20 năm!” Chị Dung nói với cô con gái mình.
Hai mươi năm của chị Dung chỉ như bóng mây qua, chỉ như giấc mộng dài. Rồi anh chị lại có nhau, lại tay trong tay trên cánh đồng thời gian. Cũng như chị Bích Huyền và bao người thân yêu khác của chị Dung, tôi tưởng nhìn thấy anh đang dang rộng cánh tay về phía chị cùng với nụ cười ấm áp thương yêu, nụ cười thật hiền hệt như trong tấm ảnh ngày xưa ấy.
Anh Điểu “không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả”, và chị Dung cũng chỉ giữ có mỗi tấm ảnh mờ mờ ấy. Tấm ảnh “Hình ảnh một buổi chiều”.
Lê Hữu
(*) Hà là tên gọi của anh Điểu trong gia đình.
*******************
Một số bài viết ngắn về Chị Dung, khi chị vừa qua đời:
My dear older sister’s name is Phạm Thị Dung, and her friends call her Phạm Dung or Phạm Dung – Lê Đình Điểu (combining her name with her husband’s). But I only like to refer to her as: “Chị Dung,” meaning “Older Sister Dung.”
She just passed away. I am shaken and just want to write down these thoughts.
We were initially 13 brothers and sisters and now without her, there are only three of us left, and nobody in our family can be compared to her. Since a child until today, I have always looked up to her as a great role model.
My sister Dung was not talkative and was stern. I am sure that all of us, brothers and sisters, including me, listened to her, although she was not our eldest sibling. As for me personally, I also “feared” her, because I used to be quizzed by her before I left for school. Probably thanks to her attention, I turned out to be an OK student. My sister Dung and Phạm Sĩ Vân, one of my brother (who passed away a long time ago) were admittedly worthy of my respect. The rest of us, either older or younger than me, and including myself, are more or less imperfect individuals.
Although she was stern, Dung was very nice and kind to everyone, ready to help anyone including strangers who met with unfortunate events. In this regard, she was exactly like our mother. Our mother had spent all her savings to cook porridge for the poor during the Ất Dậu Famine of 1945.
Dung had a passion for music. She enjoyed listening to music, especially the semi-classical kind. She loved playing the mandolin and graduated from the School of Popular Dance and Music as a vocalist. By default, she could have gone on to the National Institute of Music without an entrance exam. But our family was not well-to-do enough to afford both her general and musical educations.
So she attended and graduated from Trưng Vương High School in Saigon. She then received a scholarship to study in America.
Before finishing high school, she met her future husband Điểu, and they fell in love. When she left the country for the United States in 1961, he, under the pen name Y Dịch, wrote the poem entitled “Good Bye My Lover” that in 1992 I set to music with the name “It Hasn’t Rained Yet In July.”
There was also a pleasant memory from that time, as a reporter had taken a picture of my sister Dung while she rode her velosolex in Saigon, and that photograph appeared in the October 1961 issue of National Geographic. She did not tell us this, and I only knew about it decades later.
In 1965, she completed her Bachelor of Science degree in Nursing and passed the exam to earn her Registered Nurse certification. Going back to Vietnam, she worked for the Ministry of Health, taught nursing at School of Nursing, and English at the Vietnamese American Association. Although Điểu, her husband, was a high-ranking official in South Vietnam’s Ministry of Mass Mobilization and Open Arms, they were not quite well-to-do, because they also had to support their parents and siblings.
Dung was so kind that she never complained about anyone, including those who presumably were her friends but harmed her loved ones. She only sighed, and I never heard her criticized any other person.
But she was also strong. After the so-called “liberation” of South Vietnam in 1975, she lost her jobs and stayed home. She managed to raise her three children by trading at swap meet and cooking sweet rice. That was her toil while her husband went to “re-education camps.” She showed incredible perseverance in bringing her three small children along on nine attempts to escape the country. The poor mother and children were caught and detained several times, and they never succeeded!
After all those misfortunes came fortune. Her family finally went to France in 1983, after Điểu went back from “re-education camps.” Because Dung’s father-in-law was an officer of the French colonial army, the French government accepted the family’s application for refuge, even after he had passed away.
I sponsored her family as they migrate to America in 1985. Here, Điểu worked as a journalist for a Vietnamese newspaper, a low-paying, time-consuming job which also incurred the risk of being labeled wrongly as “communist.” They basically lived on Dung’s salary as a school nurse. They later managed to buy a house in Bellflower, a city situated between Orange County and Los Angeles. She took care of almost everything, including house chores and rounding up the kids, so her husband could perform the pro bono works.
Điểu suddenly succumbed to sickness and passed away in 1999, and Dung stayed single ever since, including a ten-year span when she lived alone in the old house full of memories. In recent years, some of her children moved back and her grandchildren often visited her, so she was less lonely.
About two and a half years ago, she was told by her doctor about her cancer that needed chemotherapy, radiation therapy and surgery. She went through these treatments smoothly. But in the past six months or so, the cancer came back, and this time there was no effective cure.
Three days ago, her daughter Y Sa informed me of the bad news. Even as I already knew that it was inevitable, I choked up and had to hang up the phone. Today, while thinking and writing these lines, I have realized that my sister was so “beautiful” as a person. I dare to believe that Dung has easily transcended to a high place, where Điểu has been waiting for the past 20 years.
My sister Dung has departed forever!
Phạm Anh Dũng April 29, 2019
translated by Lê Đình Nhất Lang
Photo 1: Dung in the October 1961 issue of National Geographic
Photo 2: Điểu and Dung (taken by Trần Đại Lộc in an incidental moment in 1966)
Lãng quên cuộc đời đầy những ưu phiền Rồi lời hát ngát xanh màu thiên thu …”
Có một hôm, trong đời, tôi chợt nghĩ nhiều về Mẹ Tôi, người đã qua đời. Tôi nghĩ, ai rồi cũng sẽ chết. Tôi nghĩ, mai sau tôi có chết đi, thì cũng “về” với Mẹ mà thôi. Và tôi viết bài Mẹ Ru Con để tặng Mẹ Tôi. Ý tôi muốn nói: khi con người ta chết thì cũng sẽ trở về với tiếng hát lời ru, vòng tay thương yêu của mẹ.
(Bản nhạc viết thử 4 đoạn nhạc khác hẳn nhau, tạm giải thích cho dễ hiểu là không có điệp khúc hay phiên khúc gì cả)
Mẹ Ru Con (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Ý Lan hát, Đồng Sơn hòa âm, Hoàng Khai Nhan làm video
Mẹ Ru Con (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hoàng Quân hát, Lê Thanh Hương làm video
Phật-giáo đã đến nước Việt từ hai nghìn năm trước và là một phần trong lịch sử nước Việt. Quyển sách này xin được viết cho những người cùng quan tâm đến lịch sử nước Việt biết thêm về một khía cạnh tín ngưỡng, văn học và mỹ thuật trong đời sống người Việt theo dòng lịch sử.
Thoạt tiên, đạo Phật đã đến với người Việt như một tín ngưỡng, tin tưởng Phật có phép thần thông: Tứ-Pháp (là Pháp-vân, Pháp-vũ, Pháp-lôi, Pháp-điện), để phù trợ nhà nông trong việc cấy cày, làm ruộng, trồng lúa gạo, làm ra thức ăn nuôi sống người dân. Dần dà, đạo Phật đã trở nên một đạo sống, một nhân sinh quan của người Việt trong đời sống hằng ngày:
Tu nhân tích đức
Ăn hiền ở lành
Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác
Dẫu xây chín cấp phù-đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người.
Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp để dành kiếp sau.
Những câu tục ngữ ca dao này biểu hiện cho luật nhân quả trong đạo Phật, nhắc nhở chúng ta rằng những việc làm thiện hay ác ở các kiếp trước và ở đời này là nhân cho các điều tốt hay xấu của kiếp sau.
Những truyện cổ tích Việt như Sự tích con muỗi nói lên cái vòng luân hồi đi từ kiếp này sang kiếp khác tùy theo cách ăn ở trên đời của mình, Cái cân thủy ngân nhắc nhở việc tu nhân tích đức, và nhiều truyện cổ tích khác đã nói lên nhân sinh quan làm lành lánh ác theo đạo lý nhân quả nhà Phật.
Tư tưởng về nghiệp quả, nhân duyên của đạo Phật được Nguyễn Du đem vào tác phẩm nổi tiếng Đoạn-trường tân-thanh (Truyện Kim Vân Kiều). Nàng Kiều trải qua mười lăm năm đoạn trường, trả hết nghiệp của mình mới được tái hợp về với gia đình. Kết thúc truyện, Nguyễn Du viết rằng:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Đạo lý Phật-giáo đã thấm nhuần sâu xa vào trong tâm hồn người Việt, trong mọi lãnh vực văn học, nghệ thuật, triết lý, nhân sinh. Mục đích khiêm nhường của tập sách này là ghi chép lại một số ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt-Nam từ khi du nhập đến giữa thế kỷ thứ 20. Qua lịch sử, mỹ thuật và văn chương, chúng ta sẽ thấy cách dân tộc Việt quan niệm về các “vẻ mầu nhiệm” của đạo Phật. Sự biểu hiện của đạo Phật qua từng giai đoạn lịch sử cho thấy sự áp dụng thực tế của đạo Phật trong xã hội.
Vì giới hạn của tập sách, mong độc giả thông cảm cho tác giả chỉ có thể viết về “lược-sử” chứ không viết đến “lịch-sử” của đạo Phật ở Việt-Nam, chỉ tả sơ lược một số chùa chiền qua các thời đại và ghi lại một phần rất khiêm tốn trong văn thơ cửa thiền.
Về phần kiến trúc của các chùa, quyển Mỹ-thuật Cổ-truyền Việt-Nam của GS. Nguyễn-Khắc-Ngữ (Tủ-Sách Nghiên-Cứu Sử-Địa) đã thu thập rất nhiều dữ kiện. Trong thời gian đầu thập niên 1980, quyển sách này đã được GS. Ngữ cho đóng bằng tay từng cuốn một để bán cho những người thích nghiên cứu sử Việt. Lúc bấy giờ, người tỵ nạn Việt-Nam hãy còn ở rải rác khắp nơi, ai nấy vừa trải qua cơn mộng dữ và những tháng ngày hãi hùng của năm 1975, nhiều người còn đang lênh đênh trên biển Đông, người thì đang sống vất vưởng trong các trại tỵ nạn, cộng đồng Việt-Nam tại hải ngoại chưa thành hình. Hầu hết đều lo âu cho một tương lai bất định. Sách mới phát hành không có mấy người chú ý đến. Mặc dù sách không in bìa cứng hình màu như sách hiện nay, chúng tôi vẫn mua quyển sách Mỹ-thuật Cổ-truyền Việt-Nam lúc ấy để ủng hộ cho tấm lòng nhiệt thành của Giáo-sư đối với môn sử học và mỹ thuật Việt-Nam.
Các tác phẩm tìm hiểu về đất nước của tác giả Huỳnh-Minh đã cho tôi hiểu biết thêm những công nghiệp của tiền nhân trong các tỉnh miền Nam Việt-Nam cả 200 năm trước khi người Pháp đến. Cảm động thay khi tôi đọc lời “Trần Tình” của ông trong cuốn Gia-Định Xưa và Nay, mà cũng là tâm tình của tôi, một người hậu học.
“Từ lâu tôi vẫn theo đuổi với một hoài bão là phụng sự văn hóa dân-tộc. Đóng góp những gì cho quê hương, đó là con đường mà chúng tôi đã vạch.
Mỗi người ai ai cũng có lý tưởng riêng của mình, người thích cái này, người thích cái kia, ai thích cái gì thì làm theo cái nấy, miễn đừng phản bội lại quê hương dân-tộc là đủ.
Sở dĩ chúng tôi thích làm văn hóa, viết sách sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc, [là để] ghi lại các sự kiện lịch sử từng địa phương, làm sống lại công nghiệp của tiền nhân có những trang sử oai hùng làm vẻ vang cho dân-tộc.
Đem hết lương tâm để phụng sự với bao năm tháng trên bước đường dài, từ bao lâu nay vẫn âm thầm làm theo lý tưởng của mình, không nhờ sự tài trợ của một cơ quan văn hóa nào cả, chúng tôi cam chịu mọi sự bạc đãi phũ phàng, mà cứ lặng lẽ tiến hành trên đường đã vạch. Bao nhiêu tác phẩm là bấy nhiêu tâm huyết. Bao nhiêu chữ là bấy nhiêu tình. Tâm-huyết nhiệt thành phục vụ văn hóa, Đạo nghĩa, Tình nồng nàn yêu mến quê hương, chủng tộc.”
Gia-Định Xưa và Nay, Huỳnh-Minh
Để tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt-Nam vào thời vua Lê chúa Trịnh, một trong những quyển sách tôi tra cứu là quyển Tang Thương Ngẫu Lục của hai tác giả Phạm-Đình-Hổ và Nguyễn-Án. Đọc Tang Thương Ngẫu Lục, tôi mới biết là sách này được soạn vào đầu thế kỷ thứ 19, triều Gia-Long (1802-1819), và sách này chỉ được chép tay để truyền bá. Mãi đến năm 1896, triều Thành-Thái năm thứ tám, tiến-sĩ Đỗ-Văn-Tâm tự Gia-Xuyên, đương tại chức tổng-đốc Hải-Dương xem lại rồi quyên tiền khắc gỗ in ra, từ đấy sách được phổ biến rộng rãi hơn trong làng văn.
Tuy nhiên, cũng như các trước tác khác của tiền nhân trong nhiều thế kỷ trước, sách Tang Thương Ngẫu Lục được viết bằng chữ Hán cho nên vào đầu thế kỷ thứ 20, khi nền giáo dục và khoa cử Nho-học bị bãi bỏ thì những sách bằng chữ Hán càng lúc càng ít người đọc được. Thế hệ trí thức thập niên 1930 trở đi hiểu biết tiếng Pháp cũng như hiểu và dùng quốc-ngữ nhiều hơn. Bút sắt đã chiếm chỗ của bút lông. Các nhà Nho-học hay Hán-học chỉ còn là hình bóng mờ của quá khứ như Vũ Đình Liên đã tả trong bài thơ Ông Đồ.
“Ông Đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay.”
May mắn cho chúng ta, năm 1962, Sở Tu-thư Dịch-thuật của Bộ Quốc-gia Giáo-dục (Việt-Nam Cộng-Hòa), giáo-sư Nghiêm Toản (trưởng-ban Hán-văn Đại-học Văn-khoa), cụ Tú Đỗ Huyến (giáo-sư Hán-văn Trường Sư-phạm Sài-Gòn), và dịch giả Đạm Nguyên đã chú ý đến quyển Tang Thương Ngẫu Lục và cho dịch ra quốc-ngữ “để giúp ích cho mai hậu trong việc khảo cứu về chuyện cũ nước nhà”.
Ngày nay, sách đến tay chúng ta không phải bằng cách chép tay – chỉ được vài bản – hay khắc gỗ a – được độ dăm chục hay trăm bản. Với kỹ thuật tân tiến hiện đại, sách có thể được ấn hành đến cả triệu bản. Nhưng ngày nay biết còn bao người đọc đến quyển Tang Thương Ngẫu Lục cũng như những sách vở khác đã được dịch ra quốc-ngữ trong kho tàng văn học nước nhà?
Tiến-sĩ Đỗ-Văn-Tâm đã trân quý một tác phẩm văn học nước nhà, mua bản sách, đính chính, quyên tiền khắc gỗ in, để cho tác phẩm Tang Thương Ngẫu Lục không bị mai một, công phu của hai tác giả Phạm-Đình-Hổ và Nguyễn-Án không bị uổng phí. Để tỏ tấm lòng biết ơn các vị tiền bối đã bỏ công lao giữ gìn kho tàng văn học nước nhà, tôi muốn theo bước chân của cụ Đỗ-Văn-Tâm, từ sách Tang Thương Ngẫu Lục và những sách vở xưa khác của tiền nhân, mạo muội thu góp những điển tích hay đẹp trong sách vở nước nhà liên quan đến đạo Phật mà viết ra quyển Phật-giáo Việt-Nam.
Trong sách Tang Thương Ngẫu Lục, bản dịch của dịch giả Đạm-Nguyên và cụ Tú Đỗ-Huyến, viết năm 1962 tại Sài-Gòn, có ghi chép rằng:
“Tam-An-Đình, Phụng-Dực, Bằng-Sô kiểm-lại; Ân-tứ Tiến-Sĩ khoa Canh-Thìn, Thự Tổng-Đốc Hải-An, Hậu-học Gia-Xuyên, Đỗ-Văn-Tâm, hiệu Ngọc-Hiên xem lại và khắc in.”
Sách này xin để kính dâng anh hồn cụ Gia-Xuyên Đỗ-Văn-Tâm và những bậc tiền bối hằng thiết tha giữ gìn kho tàng văn học Việt-Nam.
Tôi quen Dạ Lan từ lâu qua những emails gửi qua lại về âm nhạc Và thường Dạ Lan trả lời email ngay, trong vòng 1 vài giờ là cùng Tạm gọi Dạ Lan là “fan” vì Dạ Lan thích nghe nhạc của mình (email kỷ niệm còn giữ dưới đây là về bài… Dạ Quỳnh Hương)
Ngày xưa khi còn ở VN vẫn nghe Dạ Lan phát thanh, nhiều người nghe, qua đài Quân Đội Chương trình tên là “Dạ Lan, tiếng nói của người em gái hậu phương” (muốn nghe lại hay xem hình ảnh Dạ Lan chỉ cần google) Chắc nhiều người còn nhớ đó là phương tiện an ủi và nâng cao tinh thần binh sĩ có hiệu quả Dạ Lan có cho biết mình là Dạ Lan 2, đang ở Hoa Kỳ. Trước đó là Dạ Lan 1. So sánh thì Dạ Lan 2 thời gian làm việc cho trương trình, tuy sau nhưng là gấp đôi Dạ Lan 1
Chuyện tôi và Dạ Lan chỉ có thỉnh thoảng gửi thư cho nhau chuyện trò về âm nhạc thôi Vài hôm trước được tin Dạ Lan qua đời Tôi có thói quen mỗi khi có ai qua đời thì viết email cuối cùng cho họ Nếu không có trả lời thì đành xem như là… vậy Tôi viết cho email cho Dạ Lan hôm qua không có trả lời
Sáng sớm ngủ dậy thấy buồn quá gửi Dạ Lan 1 bài hát tạm biệt Mong Dạ Lan ngủ yên nhé Sẽ nhớ Dạ Lan mãi
Phạm Anh Dũng
*
Bài Ca Cuối Cùng (nhạc và lời Phạm Anh Dũng) Hương Giang hát, Sonar Production hòa âm, Max thực hiện b&w video:
———- Forwarded message ——— From: Lan Da <> Date: Sun, Jul 15, 2012 at 7:58 AM Subject: Re: Mời xem hoa quỳnh đang nở và nghe lại … Dạ Quỳnh Hương To: Pha.m Anh Du~ng <>